GS Ngô Bảo Châu: 'HS Việt có tiềm năng nhưng dễ thui chột'

Theo giáo sư Ngô Bảo Châu, học sinh Việt Nam có kiến thức phổ thông tốt nhưng lại đuối dần vào năm thứ hai đại học và càng kém ở bậc thạc sĩ, tiến sĩ.

Theo giáo sư Ngô Bảo Châu, học sinh Việt Nam có kiến thức phổ thông tốt nhưng lại đuối dần vào năm thứ hai đại học và càng kém ở bậc thạc sĩ, tiến sĩ.

Tham gia giao lưu tại Đại học Vinh, Nghệ An, GS Ngô Bảo Châu được lãnh đạo trường tặng hình ảnh biểu trưng cá gỗ. Người nhận giải thưởng Fieldsxúc động bởi hình ảnh này thể hiện quá trình “vượt vũ môn” của nhiều người tài đất Nghệ An, Hà Tĩnh.

Làm thế nào phát triển tiềm năng?

Nhận xét về tiềm năng người Việt, GS Ngô Bảo Châu chia sẻ, trình độ học sinh ở trường chuyên Việt Nam thuộc top cao trên thế giới. Tuy nhiên, năng lực của họ bắt đầu đuối từ năm thứ hai bậc đại học; lên đến thạc sĩ, tiến sĩ thì khoảng cách so với quốc tế "không thể nào san lấp".

Sự "thui chột" này trở thành băn khoăn của GS Ngô Bảo Châu: "Việt Nam có tiềm năng về con người nhưng không xây dựng được nền tảng tri thức, hệ thống trường đại học 'sánh vai cùng các cường quốc năm châu' như lời Bác Hồ căn dặn".

Thử so sánh với những nước gần Việt Nam, có thể thấy giáo dục Singapore phát triển nhờ hai điều: Đáp ứng nhu cầu đến trường và tập trung đẩy mạnh chất lượng khoa học (chúng ta còn yếu).

Giáo sư chia sẻ, ông ấn tượng với hệ thống xây dựng giáo dục đại học của Mỹ. Sinh viên học rất kỷ luật và nghiêm túc, luôn đòi hỏi được làm bài tập.

Mặt khác, chương trình học bao gồm môn bắt buộc, môn định hướng lựa chọn và môn tự do. Sinh viên luôn là người quyết định, chủ động trong việc "Mình học gì?", "Học như thế nào?". Đây là vấn đề tiên quyết của sự tự học và sáng tạo.

“Khi hỏi trắc nghiệm, kiến thức học sinh cấp ba của Mỹ thậm chí có phần kém lớp 7 ở Việt Nam. Nhưng lên đại học, trình độ của họ phát triển tốt" - GS Châu nói.

Vị GS Toán học nổi tiếng nhận định, người Mỹ không thông minh, xuất sắc, nhưng họ có phương pháp đáng để học.

GS Ngô Bảo Châu: 'HS Việt có tiềm năng nhưng dễ thui chột'
GS Ngô Bảo Châu cho biết, ông từng có thời gian ngắn bỏ Toán học. Ảnh:Mạnh Thắng.

Chán Toán khi vào đại học

Trưởng thành từ lòng tự ái, GS Ngô Bảo Châu thích học Toán khi trượt môn này ở trường chuyên. GS kể lại, bất lực trước những bài Toán, phải mở đáp án xem là cảm giác xấu hổ.

Điều khiến GS Châu có thể giữ vững với tình yêu Toán học là ham muốn vượt qua thử thách. Vì vậy, người học bắt buộc phải thích những bài toán khó.

Tuy vậy, ông nói từng có thời điểm ghét Toán, đó là khi vào đại học, chuyển từ Toán hóc búa sang Toán trừu tượng. Vẫn đạt điểm cao trong các kỳ thi, tuy nhiên, GS Ngô Bảo Châu có cảm giác "không hiểu gì", việc làm Toán trở nên vô ích. Rời bỏ Toán nhưng sau ba tháng, chàng sinh viên năm thứ nhất ngành Tin khi ấy nhanh chóng trở lại môn học đam mê từ nhỏ.

Không dành tất cả thời gian cho Toán học, đôi lúc mệt mỏi, GS Ngô Bảo Châu quay lại lãnh đạo Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán, Đại học Chicago, Mỹ. Thời gian sau, ông chỉ dành 3-4 ngày làm toán.

GS Ngô Bảo Châu lưu ý, sự bất cần làm chết niềm say mê Toán học, vì vậy cần duy trì tính cẩn trọng và nghiêm khắc với chính mình.

"Trước chuyện học sinh Việt Nam chán Lịch sử, tôi tò mò và mở sách thì chỉ thấy thông tin khô khan, nặng nề những con số, không có thông tin bình luận để thấy cuộc sống sinh tồn, phát triển của lịch sử.

Không chỉ dừng lại ở câu chuyện đất nước mình đang sống mà của cả thế giới, qua những cuộc chiến tranh thảm khốc, qua sự dằn vặt, vươn lên của nhân loại".

GS Ngô Bảo Châu



Theo Zing


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.