Hàng loạt quy định mới học sinh cần nắm: Bỏ kiểm tra 1 tiết đối với THCS - THPT, sẽ kiểm tra trên máy tính

Hàng loạt quy định mới trong Thông tư số 26 Bộ GD&ĐT mới ban hành mà phụ huynh, học sinh và giáo viên cần nắm rõ.

 

Bỏ bài kiểm tra 1 tiết


Trong Thông tư số 26 của Bộ GD&ĐT có hiệu lực từ ngày 10/2020, môn học có từ 35 tiết trở xuống/năm học: quy định có 2 điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên. Môn học có từ trên 35 tiết đến 70 tiết/năm học có 3 điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên. Môn học có từ trên 70 tiết/năm học có 4 điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên.

Trong mỗi học kì, một môn học có 1 điểm kiểm tra đánh giá giữa kỳ và 1 điểm kiểm tra đánh giá cuối kỳ; không còn điểm 1 tiết. Điểm trung bình môn học kì là trung bình cộng của điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên, điểm kiểm tra, đánh giá giữa kì và điểm kiểm tra, đánh giá cuối kì với các hệ số quy định. So với quy định hiện hành, tổng số đầu điểm kiểm tra đánh học sinh theo Thông tư 26 đã giảm, môn nhiều nhất cũng chỉ có 6 đầu điểm.

Hàng loạt quy định mới học sinh cần nắm: Bỏ kiểm tra 1 tiết đối với THCS - THPT, sẽ kiểm tra trên máy tính-1

Sẽ kiểm tra học sinh trên máy tính


Theo TS. Sái Công Hồng, Phó Vụ trưởng Vụ Trung học (Bộ GD&ĐT), trong năm học này, các hoạt động đánh giá sẽ được cụ thể hóa hơn so với trước đây. Trong đó, kiểm tra đánh giá thường xuyên được thực hiện theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua việc giáo viên hỏi - đáp, viết ngắn, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập gắn với chủ đề dạy học cụ thể.

Kiểm tra, đánh giá định kì gồm: kiểm tra, đánh giá giữa kì và kiểm tra, đánh giá cuối kì. Loại hình kiểm tra, đánh giá này cũng được đa dạng hóa thông qua bài kiểm tra (có thể thực hiện trên giấy, hoặc trên máy tính với thời gian từ 45 phút đến 90 phút, đối với môn chuyên tối đa là 120 phút); bài thực hành; dự án học tập.

Hàng loạt quy định mới học sinh cần nắm: Bỏ kiểm tra 1 tiết đối với THCS - THPT, sẽ kiểm tra trên máy tính-2
TS. Sái Công Hồng, Phó Vụ trưởng Vụ Trung học (Bộ GD&ĐT)

Năm nay, cũng là lần đầu tiên các nhà trường áp dụng hình thức kiểm tra trên máy tính. Lý giải do điều này là để tận dụng thế mạnh của công nghệ thông tin trong giảng dạy nói chung và hoạt động đánh giá kiểm tra nói riêng.

Tuy nhiên, hoạt động này chỉ nên thực hiện ở những trường bảo đảm đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị. Do đó, việc áp dụng Thông tư cần linh hoạt, không cứng nhắc khi sử dụng phương thức tổ chức bài kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ trên máy tính.

Tăng cường đánh giá bằng nhận xét tất cả các môn học

Hàng loạt quy định mới học sinh cần nắm: Bỏ kiểm tra 1 tiết đối với THCS - THPT, sẽ kiểm tra trên máy tính-3
(Ảnh minh họa)

Theo TS. Sái Công Hồng, Phó Vụ trưởng Vụ Trung học (Bộ GD&ĐT), trong năm học này, tất cả các môn học đều có đánh giá nhận xét thay vì chỉ ở một số môn như trước đây.

Giáo viên sẽ nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập của học sinh trong quá trình học tập. Học sinh sẽ được đánh giá nhiều lần, bằng nhiều hình thức khác nhau và có nhiều cơ hội để thể hiện bản thân.

Từ đó, kết quả của các hoạt động kiểm tra, đánh giá sẽ sát với năng lực của học trò, giúp các em hình thành, phát triển được phẩm chất, năng lực cơ bản cần thiết trong cuộc sống.

Thay đổi và thêm hình thức khen thưởng mới

Thông tư 26 bổ sung hình thức khen thưởng mới là khen thưởng theo lĩnh vực thay vì chỉ khen thưởng toàn diện như hiện nay. Cụ thể, ngoài danh hiệu học sinh giỏi, học sinh tiên tiến như hiện hành, còn có thêm danh hiệu học sinh đạt thành tích nổi bật hoặc có tiến bộ vượt bậc trong học tập, rèn luyện.

Điều này nhằm thúc đẩy sự phát triển cũng như tinh thần cố gắng của các em học sinh, giúp các em phát huy thế mạnh của riêng mình. Việc công nhận và khen thưởng theo lĩnh vực không chỉ là tiền đề giúp các em tự tin rèn luyện bản thân mà còn giúp nền giáo dục nước nhà phát triển mạnh mẽ ở nhiều phương diện khác nhau.

Ngoài ra, điều kiện để được công nhận học sinh giỏi cũng mở rộng khi đưa môn Ngoại ngữ vào vị trí tương xứng với môn Toán, Ngữ văn nhằm đẩy mạnh việc phát triển năng lực ngoại ngữ cho học sinh phổ thông.

Ngoài ra, Thông tư 26 cũng quy định cụ thể hơn về đánh giá học sinh khuyết tật; bổ sung nội dung xét lên lớp đối với học sinh khuyết tật. Theo đó, việc đánh giá kết quả giáo dục của đối tượng học sinh này được thực hiện theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực và tiến bộ của người học.

Hàng loạt quy định mới học sinh cần nắm: Bỏ kiểm tra 1 tiết đối với THCS - THPT, sẽ kiểm tra trên máy tính-4
(Ảnh minh họa)

Trong Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT Quy định đánh giá học sinh tiểu học Bộ GD&ĐT mới ban hành có hiệu lực từ ngày 20/10/2020, có điểm đáng lưu ý là học sinh lớp 1 sẽ nhận điểm 0 nếu bài làm quá kém.

Cụ thể như sau: Bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang điểm 10, không cho điểm thập phân và được trả lại cho học sinh.

Quy định đánh giá học sinh tiểu học được thực hiện theo lộ trình như sau:

- Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1.

- Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2.

- Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3.

- Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4.

- Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5.

 

Theo Pháp luật & bạn đọc

 

Xem link gốc Ẩn link gốc http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/hang-loat-quy-dinh-moi-hoc-sinh-can-nam-bo-kiem-tra-1-tiet-doi-voi-thcs-thpt-se-kiem-tra-tren-may-tinh-162201309102612895.htm

học sinh


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.