Hi vọng không còn giấy khen “kì quặc”

Kết thúc học kỳ 1, học sinh (HS) tiểu học có thành tích lại tưng bừng nhận giấy khen trước những tràng pháo tay hoan hô của các bạn. Không biết lần này, giấy khen có chuẩn hơn không ?

Kết thúc học kỳ 1, học sinh (HS) tiểu học có thành tích lại tưng bừng nhận giấy khen trước những tràng pháo tay hoan hô của các bạn. Không biết lần này, giấy khen có chuẩn hơn không?

Thông tư 30 quá "mở" về nội dung khen thưởng

Điều 16 của Thông tư (TT) 30 quy định về khen thưởng rất chung chung thể hiện quan điểm "khen nhiều" và tin tưởng vào đội ngũ giáo viên. "Cuối học kì I và cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh bình bầu những học sinh đạt thành tích nổi bật hay có tiến bộ vượt bậc về một trong ba nội dung đánh giá trở lên, …lập danh sách đề nghị hiệu trưởng tặng giấy khen".

giấy khen, thông tư 30
Giấy khen của năm học 2014 - 2015

Như vậy thì, theo TT30, không chỉ khen thưởng về việc học mà "nổi bật" về phẩm chất hay năng lực cũng có giấy khen (khen cả 3 nội dung đánh giá).

Một HS, không rơi vào khen này thì sẽ rơi vào khen khác.

Chuyện có nơi giấy khen phát ra ào ào cả lớp là có thật. Vì: Theo tinh thần của TT30, trong suốt năm học, giáo viên chủ nhiệm (GVCN) đã quan sát được em nào học tốt (hoàn thành các bài tập trên lớp tốt, em nào năng lực tốt (ăn nói rõ ràng, biết hợp tác nhóm, tự học được không cần giúp đỡ,…), em nào phẩm chất tốt (lễ phép với thầy cô, yêu quý bạn bè, hay giúp đỡ người khác, tích cực tham gia việc chung, …) thế là tổ chức bình bầu có định hướng rồi đề nghị tặng giấy khen. Một em HS, không rơi vào khen này thì rơi vào khen khác.

-Về phẩm chất: HS tiểu học ngoan, em nào mà chẳng "Chăm học, chăm làm, …không đổ lỗi cho người khác ,…trung thực, …yêu gia đình, bạn và những người khác; …"(theo TT30). Vậy là các em rất dễ có giấy khen "phẩm chất".

- Về năng lực: Gần như HS nào cũng có thể "biết vệ sinh thân thể, ăn, mặc; làm một số việc phục vụ cho học tập như chuẩn bị đồ dùng học tập ở lớp, ở nhà; …mạnh dạn khi giao tiếp; …vận dụng những điều đã học để giải quyết nhiệm vụ …" (như TT30 quy định). Mặt này cũng dễ khen nếu cô giáo thích.

- Về thành tích học các môn học: Đây là mặt đánh giá khó được khen nhất và phụ huynh nào cũng thích khen mặt này nhất. Nhưng chỉ cần "Hoàn thành xuất sắc một môn" (Chẳng hạn bài kiểm tra cuối kì môn đó 10 điểm) cũng có thể được tặng giấy khen nên thành ra nội dung đánh giá các môn học cũng dễ có giấy khen.

Chiếu theo cả ba mặt đánh giá, quả đúng là một HS không rơi vào khen này sẽ rơi vào khen khác.

Theo tâm lí, khen đúng theo TT30 chẳng mất gì nhiều mà HS vui, phụ huynh vui, cô giáo cũng vui. Nhà trường chỉ việc chi một khoản tiền nhỏ vào việc in giấy khen.

Tính ra, trong một lớp học khoảng 30 HS, bình thường và nghiêm túc, sẽ có trên dưới 10 em đạt điểm 9 hoặc 10 bài kiểm tra cuối kì 2 các môn Tiếng Việt, Toán, Tiếng Anh, Khoa học, Lịch sử-Địa lí (Lớp 1,2,3 chỉ có hai môn Tiếng Việt và Toán lại càng dễ). Thế là đương nhiên có khoảng chục em được tặng giấy khen "Hoàn thành xuất sắc các môn học". Nếu trường nào hiệu trưởng "khó tính", chỉ khen thưởng vậy thôi thì có khoảng 1/3 số HS được tặng giấy khen. Còn hiệu trưởng nào "dễ tính", khen đủ cả ba nội dung đánh giá theo TT30 thì đúng là có tình trạng "loạn giấy khen" thật.

Chưa thấm đổi mới, ký đại

Trong nghề dạy học, không phải thầy cô nào cũng có đủ trình độ để hiểu hết TT30. Và cũng không phải thầy cô nào cũng đủ tư duy để nghĩ được một số từ ngữ để viết vào giấy khen cho đúng. Thế là một số thầy cô nghĩ sao viết vậy: Học sinh tiêu biểu toàn diện; Học tốt một số môn học; Học giỏi Tiếng Việt; Phát triển phẩm chất và năng lực tốt; có tiến bộ vượt bậc về phẩm chất; …

Khi giáo viên chủ nhiệm đưa danh sách khen thưởng cho hiệu trưởng duyệt, hiệu trưởng nào có trình độ thì bác đi những lời khen sai, chỉ duyệt những lời khen đúng theo TT30. Thế còn hiệu trưởng nào trình độ có hạn thì cứ kbí đại. Thế nên mới có "lạ lẫm" giấy khen nghe uồn cười: "Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ"; "Đạt học sinh toàn diện"; … như hồi cuối năm học vừa qua.

Rõ ràng, trình lên hiệu trưởng danh sách HS và đề nghị khen “Đạt học sinh tiêu biểu”, “Đạt học sinh toàn diện” hay “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” … là do GV chưa hiểu hết TT30. Hiệu trưởng cứ thế kí là hiệu trưởng cũng chưa hiểu hết TT30 nên cứ kí liều. Tinh thần của TT30 là khen nhiều, khen nhiều hợp với tâm lí lứa tuổi các em. Nhưng khen cũng phải đúng.

Đọc kĩ TT30, ta thấy loạn giấy khen chỉ tại TT30 phần nào, còn chủ yếu là do những người thực hiện. Mỗi khi có văn bản chỉ đạo mới của ngành, GV và cán bộ quản lí phải đọc và nghiên cứu kĩ. Tiếc rằng việc đó chưa được xem trọng trong những giáo viên thực dụng và lười đọc.

Viết giấy khen cho “thuận tai”

Kì I năm học 2015-2016 đã vào những ngày cuối cùng. Tôi xin đưa ra đây một số cách ghi giấy khen theo tinh thần TT30 để các thầy cô tham khảo:

Về kết quả học các môn học, ta phân biệt khen về thành tích các cuộc thi với khen về hoàn thành tốt môn học hoặc có tiến bộ vượt bậc môn học (cần coi trọng những em học yếu mà cố gắng vươn lên). Có thể viết giấy khen: “Hoàn thành xuất sắc các môn học và hoạt động giáo dục”; “Hoàn thành xuất sắc môn Tiếng Việt”; “Đạt thành tích xuất sắc môn Toán – Giải Nhì thi giải toán trên Internet cấp Huyện”; “Có tiến bộ vượt bậc môn Toán”; “Say mê và sáng tạo trong học Mĩ thuật”;…

Về năng lực, phẩm chất, cần hết sức cân nhắc và chỉ nên khen những HS thành tích hay việc làm cụ thể khiến các bạn thán phục. Chẳng hạn: HS khuyết tật đã cố gắng tự phục vụ được bản thân; Nhặt được tiền, vật quý (có giá trị tương đối cao) trả lại người mất; Giúp đỡ một bạn nhà nghèo học kém trở thành học giỏi; Cả năm học đưa bạn bị ốm (khuyết tật) đến trường.

Những trường hợp này ta viết giấy khen “Có thành tích nổi bật về rèn luyện năng lực và phẩm chất”; “Tiến bộ vượt bậc trong giao tiếp” (HS khuyết tật)… Ngoài ra, có thể khen: “Nổi bật trong phong trào xây dựng lớp học thân thiện”; “Đạt thành tích cao trong phong trào thể dục, thể thao”; …

Hi vọng, cuối kì I năm học này, giấy khen lạ đời không còn nữa.

Theo Vietnamnet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.