Học sinh bị điện giật chết tại trường, trách nhiệm thuộc về ai?

Theo luật sư, học sinh lớp 2 ở Hà Nội bị điện giật chết trong trường, nhà trường có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định.

Theo luật sư, học sinh lớp 2 ở Hà Nội bị điện giật chết trong trường, nhà trường có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định.

Khoảng 9h ngày 24/10, trong giờ ra chơi, em H.G.H. (học sinh lớp 2B trường Tiểu học Tuy Lai A, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) bị điện giật dẫn tới thiệt mạng. Nguyên nhân ban đầu được xác định có thể do em H. giẫm chân lên sợi dây điện bị đứt, rơi ở bãi cỏ phía sau phòng học. Đây không phải lần đầu sự việc đau lòng như vậy xảy ra trong trường học.

Học sinh bị điện giật chết tại trường, trách nhiệm thuộc về ai?-1

Khu vực thuộc trường Tiểu học Tuy Lai A, Hà Nội, nơi xảy ra sự việc học sinh lớp 2 thiệt mạng do điện giật. Ảnh: VTV.

Năm 2018, 6 học sinh trường THCS An Lục Long (tỉnh Long An), khi vừa đi xe ra khỏi cổng trường, đường dây điện trung thế bị đứt giật văng 6 học sinh bất tỉnh.

Trong số các nạn nhân, 2 em Đinh Tiên Bảo và Nguyễn Thị Ngọc Lan (cùng SN 2007, lớp 6) thiệt mạng tại phòng cấp cứu. 4 em khác là Phan Tấn Sang (SN 2006, lớp 7), Trương Huỳnh Tiến (SN 2006, lớp 7), Đinh Hoàng Vũ (SN 2007) và Hồ Thị Diễm Hương (SN 2006) bị thương nặng.

Cách đây hơn 7 năm, khoảng 8h ngày 28/12/2011, trong giờ nghỉ giải lao, em Nguyễn Chí Đời (học sinh lớp 10 trường THPT Thu Xà, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) đến gần trụ điện hạ thế trong khi vực trường thì bất ngờ bị điện giật và qua đời.

Sau những vụ việc học sinh bị điện giật chết tại trường, nhiều người cho rằng dù khách quan hay chủ quan, nhà trường phải chịu trách nhiệm khi không đảm bảo môi trường an toàn cho trẻ.

Nói về sự việc học sinh lớp 2 H.G.H. ở Hà Nội thiệt mạng do điện giật, luật sư Diệp Năng Bình (Đoàn luật sư TP.HCM), cho rằng học sinh thiệt mạng tại trường, nhà trường phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại liên quan tính mạng của bé.

Luật sư Bình trích dẫn điều 601 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

Theo pháp luật quy định, hệ thống tải điện là nguồn nguy hiểm cao độ, chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ.

Nếu để xảy ra thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường, hoặc nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo đúng quy định của pháp luật.

"Trong các trường hợp này, chủ sở hữu hệ thống tải điện là nhà trường bởi họ được đơn vị điện lực giao sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ. Họ không bảo quản, trông giữ đúng quy định và để đường dây diện bị đứt và học sinh vướng phải khiến xảy ra vụ tai nạn thương tâm", luật sư cho hay.

Theo Zing


điện giật


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.