Học sinh bị phân biệt: Tại cha mẹ hay thầy cô?

Năm học mới đã bắt đầu và tình trạng được nhiều phụ huynh phản ảnh với lo lắng không nhỏ là việc trẻ chưa biết đọc biết viết bị phân biệt đối xử.

Năm học mới đã bắt đầu và tình trạng được nhiều phụ huynh phản ảnh với lo lắng không nhỏ là việc trẻ chưa biết đọc biết viết bị phân biệt đối xử. Góc nhìn thẳng hôm nay có mời nhà giáo Nguyễn Xuân Khang-Hiệu trưởng Trường Marie Curie và giáo viên Nguyễn Hoài Như-một giáo viên tiểu học lớp 1 để thảo luận về vấn đề này.

Học sinh bị phân biệt: Tại cha mẹ hay thầy cô?

BTV Văn Chung:
Thưa cô và thưa thầy có một thực trạng là học sinh vào lớp 1 chưa biết đọc biết viết bị phân biệt đối xử hơn so với các bạn đã biết đọc biết viết từ trước. Dưới góc độ người làm giáo dục, nhà giáo Nguyễn Xuân Khang và cô giáo Hoài Như có thể chia sẻ về vấn đề này được không ạ?

Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang: Đứa trẻ kia biết "gáy" một chút mà con mình chưa biết "gáy" có sao đâu. Cho nên người ta nói tiếng gáy vốn dĩ nó không nguy hiểm, nó không ảnh hưởng, không quan trọng. Vậy người cho đi học đừng có cảm thấy con mình chíp chíp được một chút thế là tự hào. Ngược lại, người không cho con cháu mình đi học lại quá lo lắng vì vài ba tiếng chíp chíp như vậy.

Chỉ một hai tháng vào lớp là các em sẽ bằng nhau và lúc bấy giờ cái nội lực của từng đứa trẻ mới là quan trọng và cả quá trình phát triển mới là quan trọng. Như vậy là khách quan và chủ quan về lâu dài mới là quan trọng, chứ cái ban đầu ấy không ảnh hưởng nhiều.

Nhưng mà có những phụ huynh có quan niệm phải cho con đi học ngay từ đầu để làm sao cho việc học của con được suôn sẻ cũng như là nếu cho con đi học trước thì con có thể dẫn đầu ngay khi bắt đầu cuộc đua. Vậy thì cô Như cũng như phía nhà giáo Nguyễn Xuân Khang có chia sẻ gì về cách làm này không ạ?

Cô giáo Nguyễn Hoài Như: Đúng là tâm lý phụ huynh khi bắt đầu cho con đến trường luôn mong muốn con dẫn ở tốp đầu và con phải luôn giỏi. Tuy nhiên thì việc cho con đi học trước để con có thể đứng ở tốp đầu hoàn toàn phụ thuộc vào đứa trẻ. Kể cả con biết đọc biết viết trước thì chỉ sau 2 tháng các bạn khác sẽ biết đọc biết viết như con, chứ chưa chắc con đã đứng ở tốp đầu khi mà con biết trước.

VietNamNet vừa nhận được phản ánh của một phụ huynh về việc họ không cho con đi học đọc học viết trước khi vào lớp 1 nhưng khi đến trường giáo viên lại dạy quá nhanh và đa phần các em học sinh đã học trước rồi. Khi đến trường phụ huynh luôn nhận được nhận xét là con học quá chậm. Nếu không học nhanh có thể không theo kịp, thậm chí là không qua được chương trình lớp 1. Đối với người làm giáo dục, cô Hoài Như cũng như nhà giáo Nguyễn Xuân Khang có ý kiến gì về chuyện này không ạ?

Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang: Về phía tôi, tôi không bằng lòng với một cô giáo như vậy. Đó cũng là cái cớ cho chuyện tiêu cực mà chúng ta cũng thường nhắc đến, gợi ý để nhờ cô giáo kèm cặp. Chúng ta hãy lên án những trường hợp này. Nhưng tôi nghĩ là không nhiều.

Bộ Giáo dục có quy định cấm dạy trước học trước lớp 1. Nhưng dường như mệnh lệnh này của ngành giáo dục có vẻ "mất thiêng".

Tại sao là có hiện tượng này và từ góc nhìn của mình nhà giáo cũng như cô giáo có thể chia sẻ về câu chuyện này?

Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang: Nếu cấm ông bố, bà mẹ chuyện này thì không được bởi vì nếu không nhờ được thầy cô giáo thì ông bố bày cho con, mẹ bày cho con, anh chị bày cho em. Thế thì điều tốt đẹp đó là nhu cầu. Nếu bố mẹ, anh chị không làm sẵn có cô giáo, nhờ cô làm đúng nghề của cô. Cô dạy sẽ có bài bản từ cách cầm bút cho đến nét chữ thậm chí cách đọc, vân vân cũng tốt chứ sao.

Xin cảm ơn nhà giáo Nguyễn Xuân Khang cũng như cô giáo Hoài Như đã có những chia sẻ rất thú vị với chương trình Góc nhìn thẳng hôm nay. Xin cảm ơn quý vị đã theo dõi chương trình của chúng tôi. Xin hẹn gặp lại ở chương trình Góc nhìn thẳng số tiếp theo.

Theo VietNamNet


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.