Học sinh căng mắt xem sách điện tử trên mạng vì chưa nhận được SGK, cô giáo cấp 1 chỉ cách tiện hơn nhiều

"Khi các em chưa nhận được sách giáo khoa thì giáo viên buộc phải làm điều này", cô Ngọc Anh chia sẻ về một cách "chữa cháy" cho phụ huynh và học sinh.

Do ảnh hưởng của dịch nên lễ khai giảng năm học 2021-2022 của TP Hà Nội sẽ được tổ chức vào đúng 7h30 ngày 5/9/2021, bằng hình thức trực tuyến và truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội. Theo lịch, học sinh sẽ tựu trường từ ngày 1/9. Tuy nhiên từ đầu tháng 8, một số trường tư thục đã cho học sinh tựu trường online.

Nhiều phụ huynh cho biết, hiện tại nhiều trường vẫn chưa chuyển xong sách giáo khoa đến tay học sinh. Điều này ít nhiều gây ảnh hưởng đến việc học tập. Học sinh muốn xem bài vở phải "chữa cháy" bằng các bản sách điện tử trên mạng. Tuy nhiên sách điện tử cũng có nhiều bất tiện, chẳng hạn phải phóng to lên mới có thể xem rõ, hay đôi khi hình ảnh tải khá lâu. Thậm chí không tải được hình ảnh do mạng kém.

Học sinh căng mắt xem sách điện tử trên mạng vì chưa nhận được SGK, cô giáo cấp 1 chỉ cách tiện hơn nhiều-1

Hiện tại nhiều trường học đã cho học sinh tựu trường. Ảnh minh họa.

Anh Hải Long (quận Hà Đông), có con học lớp 4 chia sẻ: "Mình có đặt mua sách giáo khoa cho con ở trường nhưng chắc do dịch nên vận chuyển khó khăn. Mấy nay con vẫn xem bản PDF, mỗi lần muốn xem lại bài phải kéo đi kéo lại, rồi phóng to đủ kiểu. Nói chung là mệt mỏi".

Phụ huynh có thể nhờ giáo viên chụp hộ bài giảng

Nói về vấn đề sách giáo khoa, cô Lương Ngọc Anh, giáo viên tiểu học ở Hà Nội cho biết: "Đúng là hiện tại có nhiều bạn chưa nhận được sách giáo khoa. Nhưng khi dạy học online, thường các cô sẽ chiếu các slide, có luôn nội dung bài giảng. 

Nên sau khi kết thúc buổi học, bố mẹ có thể nhờ giáo viên chụp ảnh màn hình slide để con nắm được bài, tiện hơn nhiều so với xem sách điện tử trên mạng. Trong tình hình học sinh chưa nhận được sách giáo khoa như hiện tại thì các cô buộc phải làm điều đó. Phụ huynh không cần quá lo lắng".

Học sinh căng mắt xem sách điện tử trên mạng vì chưa nhận được SGK, cô giáo cấp 1 chỉ cách tiện hơn nhiều-2

Với việc nhiều phụ huynh lo con chưa kịp làm quen với công nghệ thì sẽ gặp khó khăn khi học online, cô Ngọc Anh trấn an: "Bao giờ các con cũng sẽ có khoảng 2-3 tuần làm quen với việc học online, các kỹ năng, cũng như quy định cần thiết. Chẳng hạn kỹ năng đăng nhập giờ học, mở mic, mở camera, phải giơ tay khi phát biểu, khi nào được nói,... Hoặc khi nào muốn ra khỏi phòng phải xin phép các cô.

Về phía giáo viên cũng phải có kỹ năng để quản lý buổi học online cho thật hiệu quả, ổn định trật tự". 

Theo cô Ngọc Anh, thông thường giáo viên sẽ có 1 buổi đầu làm quen với tất cả học sinh để nắm bắt tâm lý, xem bạn nào trong lớp cần lưu ý hơn. Khi vào buổi học, giáo viên nên mở tất cả màn hình để biết học sinh đang làm gì, nhắc nhở khi có em làm việc riêng.

Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần có một quyển sổ ghi chú để điểm danh các con đầu giờ (nên điểm danh trước 10-15 phút), đồng thời ghi xem mỗi bạn được gọi phát biểu mấy lần. "Việc tương tác với mỗi cá nhân tốn khá nhiều thời gian nên giáo viên có thể trò chuyện với học sinh vào đầu giờ, giữa giờ, cuối giờ hoặc giờ giải lao để tiết kiêm thời gian. Hoặc giáo viên có thể cho học sinh làm những tấm thẻ ghi đáp án A, B, C, D rồi đặt câu hỏi. Như vậy cô có thể tương tác với cả lớp", cô Ngọc Anh chia sẻ thêm.

Theo Nhịp Sống Việt

Xem link gốc Ẩn link gốc http://nhipsongviet.toquoc.vn/hoc-sinh-cang-mat-xem-sach-dien-tu-tren-mang-vi-chua-nhan-duoc-sgk-co-giao-cap-1-chi-cach-tien-hon-nhieu-222021258235642343.htm

học online


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.