Học trò viết văn kể thích chơi trò cảnh sát bắt kẻ trộm, đọc đến lý do mà ai cũng phải sợ tái mặt

Không ngờ là mục đích chơi trò cảnh sát bắt kẻ trộm của học sinh này lại gây sốc đến vậy luôn.

Học tập là quá trình xuyên suốt trong những năm tháng trưởng thành của trẻ em. Ở độ tuổi này, trẻ chưa hoàn thiện hết cả về thể chất lẫn tâm hồn, vì vậy luôn nhìn mọi sự vật, sự việc một cách đơn giản và ngây thơ. Nhưng cũng chính vì thế nên đã xảy ra không ít tình huống dở khóc dở cười.

Và để xem sự ngây ngô ấy đến mức nào thì cứ nhìn vào những bài văn các bé viết là biết ngay. Bởi các em chưa biết miêu tả hoa mỹ, cũng như chưa biết những gì nên hay không nên đưa vào bài văn mà nghĩ sao viết vậy. Thế nên mới tạo ra tình huống khó đỡ như bài văn dưới đây.

Học trò viết văn kể thích chơi trò cảnh sát bắt kẻ trộm, đọc đến lý do mà ai cũng phải sợ tái mặt-1

Bài văn của học trò khiến người lớn phải sợ xanh mặt (Ảnh: Internet)

Với bài tập viết đoạn văn của mình, học trò này thẳng thắn bày tỏ: "Em thích chơi trò cảnh sát bắt kẻ trộm. Em chơi ở trong nhà. Em chơi với chị. Chị em làm cảnh sát còn em làm kẻ trộm. Chị em bỏ em vào trong tù giả vờ và em trốn thoát tù".

Học trò này viết rất đúng hướng, mở đầu nêu ra trò chơi mình thích, rồi tả rõ địa điểm, người cùng chơi, thậm chí còn chi tiết đến mức miêu tả cả vai trò lẫn cách chơi. Câu văn tuy không có gì đặc sắc những vẫn ngắn gọn, dễ hiểu.

Tuy nhiên, điều mà ai cũng phải tá hoả sau đó là mục đích chơi trò này của học trò: "Lợi ích của nó là em vào tù thật thì em thoát được". Bé này còn cẩn thận đến mức tính trước cả tương lai, tranh thủ lúc còn nhỏ để rèn kỹ năng... trốn tù. Ai mà ngờ một học sinh tiểu học lại có thể suy nghĩ có 1-0-2 như vậy. Có lẽ đây chỉ là suy nghĩ non nớt được bật ra khi xem các bộ phim vượt ngục, nhưng điều này là hoàn toàn không nên đâu!

Qua các bài văn, phụ huynh có thể nắm bắt được suy nghĩ của con mình, từ đó có những định hướng giáo dục tốt hơn. Vừa giúp các em có suy nghĩ trong sáng, mục tiêu phấn đấu rõ ràng, vừa biết phân biệt điều gì đúng và sai. Trẻ em luôn đơn giản nhưng không hay nói ra suy nghĩ của mình, vì vậy cần luôn quan tâm đến các con dù trong hành động nhỏ nhất, từ đó mới thấu hiểu được hết con mình.

Theo Pháp luật & Bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluat.suckhoedoisong.vn/hoc-tro-viet-van-ke-thich-choi-tro-canh-sat-bat-ke-trom-doc-den-ly-do-ma-ai-cung-phai-so-tai-mat-162222701092730921.htm

học sinh


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.