Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 ‘nhẹ nhàng’, chờ đổi mới từ năm sau

Áp lực từ kỳ thi tốt nghiệp THPT đã giảm bớt do có nhiều thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển vào các trường đại học. Đại diện Bộ GD-ĐT khẳng định đổi mới kỳ thi từ năm 2025 sẽ giảm áp lực, tốn kém cho xã hội nhưng vẫn đủ tin cậy để dùng tuyển sinh.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 là kỳ thi cuối cùng của lứa học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2006. Năm sau sẽ là đợt thi đầu tiên của lứa học sinh theo chương trình giáo dục mới 2018. Ông Huỳnh Văn Chương, Phó Trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, đánh giá đến thời điểm này, kỳ thi đã diễn ra an toàn, nghiêm túc theo đúng quy chế.

Một kỳ thi nhẹ nhàng, êm ả

Năm nay, toàn quốc chưa ghi nhận hiện tượng tiêu cực, gian lận có tổ chức hoặc sử dụng thiết bị công nghệ cao. Cả kỳ thi có 30 thí sinh vi phạm quy chế và bị đình chỉ thi do mang tài liệu và điện thoại vào phòng. Trong khi đó năm ngoái, con số này là 41. Có hai trường hợp thí sinh ở Cao Bằng, Yên Bái dùng điện thoại chụp ảnh, gửi đề thi Văn và Toán ra ngoài.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 ‘nhẹ nhàng’, chờ đổi mới từ năm sau-1
Thí sinh phấn khởi nắm tay nhau chạy ra phía cổng trường sau khi thi tốt nghiệp THPT. (Ảnh: Thạch Thảo)

Cho đến nay, chỉ xuất hiện nghi vấn đề Ngữ văn bị lộ lan truyền trên mạng xã hội ngay trước ngày thi. Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT khẳng định không có chuyện lộ/lọt. Việc có người đoán trúng tác phẩm là “ngẫu nhiên”, bởi đối với môn văn, nếu lộ đề phải trùng cả đoạn trích và trùng lệnh hỏi.

Ngay sau khi có thông tin này, Bộ Công an cũng đã rà soát tìm ra đối tượng tung tin lộ đề. Đối tượng này thừa nhận đã tự dàn dựng thông tin sai sự thật và cam kết tự nguyện gỡ bỏ.

Tại Đắk Lắk, xuất hiện sự cố hàng chục đề thi môn Toán bị mờ. ông Phạm Đăng Khoa - Giám đốc Sở GD-ĐT Đắk Lắk, cho biết, nguyên nhân là do lỗi từ bộ phận kỹ thuật in ấn. Kết quả rà soát ban đầu có khoảng 20 đề thi bị mờ. Hầu hết các đề bị mờ từ 1 đến 3 câu (bài thi có tổng số 50 câu). Sau khi phát hiện vụ việc, hội đồng thi đã báo cáo lên Ban chỉ đạo kỳ thi quốc gia xin ý kiến chỉ đạo.

"Sau khi được hướng dẫn, chúng tôi đã họp, nghiên cứu và quyết định chấm điểm cho những câu bị mờ điểm tối đa là 0,2 điểm/câu", ông Khoa cho hay.

Không dễ trượt tốt nghiệp

Đề thi các môn năm nay đều được đánh giá phù hợp với thí sinh. Nội dung thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12. Nhận định về đề, dù ở những môn khác nhau, nhưng hầu hết giáo viên đều đưa ra nhận xét tương tự, rằng chỉ cần nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa, thí sinh cũng dễ dàng đạt điểm 6-7.

Trong đó, môn Ngữ văn được đánh giá có cách ra đề an toàn, không có tính đột phá. Dẫu vậy, giáo viên cho rằng sự phân hóa của đề thi vẫn được đảm bảo, chủ yếu nằm ở câu hỏi số 3 của phần Đọc hiểu, cách triển khai các ý trong phần Nghị luận xã hội và nội dung nhận xét ngắn ở phần Nghị luận văn học.

“Ở phần Nghị luận văn học, dẫu tác phẩm và cả ngữ liệu trong đề quen thuộc, nằm trong vùng trọng tâm ôn tập nhưng nội dung phân hóa khá thú vị, có tính kết nối cao với chủ đề của đề thi”, ông Nguyễn Phước Bảo Khôi, giảng viên Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm TPHCM, nhận xét.

Ngoài ra, các giáo viên đều nhận định câu hỏi được thiết kế để kiểm tra năng lực của học sinh ở nhiều mặt khác nhau, từ kiến thức cơ bản đến năng lực sử dụng và áp dụng vào thực tế. Với đề thi này, học sinh trung bình nắm chắc kiến thức cơ bản có thể đạt được điểm 5,5-6,5, đủ đảm bảo để xét tốt nghiệp; các học sinh khá có thể đạt được mức điểm 7-7,5; học sinh giỏi có thể đạt được điểm 8-8,5 trở lên.

Với đề thi môn Toán, mặc dù ổn định về mặt cấu trúc so với năm trước nhưng mức độ khó hơn, đặc biệt là các câu từ 39 đến 50. Những câu này đều ở mức độ vận dụng và vận dụng cao, nhiều câu khá lạ với học sinh, yêu cầu các em phải sử dụng linh hoạt kiến thức ở nhiều mảng chuyên đề để xử lý.

Phổ điểm của môn này chủ yếu ở khoảng 6,5-7, thí sinh đạt tuyệt đối sẽ không nhiều. Như vậy, đề bám sát mục tiêu dùng kết quả để xét tốt nghiệp và đại học.

Trong khi đó, môn tiếng Anh có nhiều câu phân loại cao, những câu hỏi về từ vựng khó. Mức điểm phổ biến học sinh đạt được khoảng 6-6,5 điểm. Để đạt mức điểm khá - giỏi, học sinh cần nắm chắc ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng phong phú và làm bài cẩn trọng, loại trừ được các phương án nhiễu. Các giáo viên đều đánh giá số lượng bài thi đạt điểm 9 trở lên ở môn này sẽ không nhiều như năm ngoái.

Các môn trong bài thi Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội năm nay cũng được đánh giá “dễ thở”, kiến thức cơ bản, không khó lấy được điểm 7. Riêng môn Sinh học được đánh giá có sự đổi mới theo hướng đánh giá năng lực, giảm yếu tố toán, tăng bản chất sinh học, đòi hỏi thí sinh cần kỹ năng đọc hình, bảng biểu và sơ đồ.

“Để đạt được mức 7-8 điểm đòi hỏi thí sinh hiểu môn Sinh thật cẩn thận, còn để đạt mức 9-10, tương đối khó vì đề dài và thí sinh phải thực sự nhanh mới làm được hết”, thầy Nguyễn Thành Công, giáo viên Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội, nhận định.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 ‘nhẹ nhàng’, chờ đổi mới từ năm sau-2
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng thông tin về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Ảnh: Trần Hiệp.

Năm 2025, lứa đầu tiên học chương trình mới sẽ tốt nghiệp. Với quy định “một chương trình nhiều sách giáo khoa”, ngữ liệu của đề thi sẽ đến từ nhiều sách giáo khoa hoặc từ bên ngoài với mục tiêu hình thành cho học sinh phẩm chất và năng lực chứ không phải thuộc bài, thuộc theo sách. Điều này cũng sẽ hạn chế tình trạng học tủ, học lệch, đoán đề...

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng khẳng định đề thi ngày càng hướng đến phát triển năng lực, có sự phân hóa ngày càng cao, để các trường có yêu cầu cao vẫn có thể sử dụng kết quả thi THPT làm căn cứ xét tuyển.

Hiện nay, có 65% các trường đại học vẫn lấy kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển, vì thế giảm tốn kém cho học sinh, đặc biệt là những học sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn không có cơ hội thi nhiều, có thể xét tuyển vào nhiều trường đại học.

Theo VietNamNet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/ky-thi-tot-nghiep-thpt-2024-nhe-nhang-cho-doi-moi-tu-nam-sau-2296505.html

thi tốt nghiệp THPT


  • Loạt trải nghiệm hấp dẫn ở Trung tâm Nhật ngữ Yuki dịp 20/11
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Trung tâm Nhật ngữ Yuki tổ chức nhiều hoạt động và chương trình đặc biệt nhằm tri ân chân thành đến đội ngũ giảng viên tài năng và tận tâm, đồng thời mở rộng cơ hội cho các bạn trẻ.
  • Hiệu trưởng 'ghế nhựa' và ngôi trường 100 tỷ ở vùng biên giới
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Từng là cậu bé đi bán kem dạo ở thành phố Vinh, trở thành thầy giáo đi dạy cũng chỉ có một bộ quần áo lành lặn duy nhất để lên lớp, thầy Khang nói mình như một chiếc "lá rách", nhưng luôn có mục tiêu phấn đấu để trở thành một chiếc "lá lành", không những chỉ có thể lo cho mình mà còn giúp được cho nhiều người khác
  • Những 'cú sốc' du học
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Chuyện về những du học sinh giỏi và thành công luôn vẽ lên bức tranh tươi sáng khiến nhiều người ngưỡng mộ và coi là đích đến. Nhưng có một góc tối - nơi nhiều bạn trẻ không tránh khỏi những cú sốc vì ôm mộng du học nhưng đổi lại là triền miên nợ môn, áp lực chi tiêu đến mức trầm cảm nơi xứ người.
  • 'Lương thấp dễ khiến giáo viên giảm động lực với nghề'
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Nhân dịp 20/11, VietNamNet có cuộc trao đổi với Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch HĐQT Trường Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) - một trong những nữ hiệu trưởng trường tư đầu tiên của cả nước.
  • Những món quà 20/11 độc đáo khiến dân mạng vừa bật cười vừa xúc động
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Cư dân mạng đua nhau chia sẻ những clip quà độc đáo dịp 20/11 khiến họ vừa bật cười vừa xúc động, như củ gừng, vài chú cua đựng trong chai nhựa, chai nước mắm...
Hà Nội: Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhồi máu cơ tim vì lý do bất ngờ
Các bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.