Mẹ đơn thân ở TP.HCM chia sẻ mức học phí hàng tháng của con trai, một giám đốc vào bình luận: Sang hơn cả con tôi!

Mức chi cho con so với thu nhập của bà mẹ này khiến nhiều người giật mình.

Với mức thu nhập 20 triệu 1 tháng, chi cho con 8 triệu tiền học mầm non, liệu có nhiều không? Đây là băn khoăn của một bà mẹ đơn thân ở TP.HCM. Chị cho biết, dù thu nhập không quá thấp nhưng hàng tháng bản thân không thể tiết kiệm được nhiều. Ngoài 8 triệu tiền học thì tiền sinh hoạt, ăn uống, bệnh tật... của 2 mẹ con hơn 8 triệu đồng. Con số học phí của bà mẹ này đầu tư hàng tháng cho con khiến nhiều người giật mình.

"Thu nhập 20 triệu mà riêng tiền học cho con 8 triệu là hơi cao. Cho con học trường công, học thêm tiếng Anh lớp bình thường (100 - 120 ngàn đồng/buổi) cũng ổn. Khoản này cân nhắc thay đổi thì mỗi tháng bạn có thể tiết kiệm thêm 3 - 4 triệu.

Nhà mình 3 đứa, đứa út học mầm non tư thục theo phương pháp Montessori, cũng chưa cố gắng tối ưu tiết kiệm được khoản này, nhưng 2 bé lớn thì học trường công gần nhà, thuê người đón hàng ngày và học thêm nọ kia. Tiền học 3 anh em tầm 13 - 14 triệu, chưa kể ốm đau thuốc men; quần áo; đi chơi, ăn ngoài mà mình đã đuối lắm rồi…", một phụ huynh nêu ý kiến.

Mẹ đơn thân ở TP.HCM chia sẻ mức học phí hàng tháng của con trai, một giám đốc vào bình luận: Sang hơn cả con tôi!-1

Ảnh minh họa

Nhiều phụ huynh khác cũng đồng tình với ý kiến này. Theo họ, 2 mẹ con tiêu hết 16 triệu 1 tháng nếu không phải đi thuê nhà là quá cao. Khoản nào cũng phải vén, từ tiền học của con đến tiền ăn tiêu, mỗi tháng phải để ra được 6 - 7 triệu đề phòng bất trắc rủi ro, bởi con lớn cần chi tiêu nhiều hơn lúc đấy khoản tiết kiệm sẽ càng ít lại. Trong giai đoạn mầm non chỉ cần ăn ngon, ngủ kĩ, không ốm đau gì là ổn.

Một người là giám đốc công ty sản xuất nội thất ở TP.HCM, thu nhập bình quân 200 - 260 triệu mỗi tháng cho biết, con mình học 1 tháng 3 triệu, xe ôm đưa đón mỗi ngày 30 ngàn đồng, 20 ngày là 600, tổng là 3,6 triệu.

Anh cho rằng, điều quan trọng là đi học con vui vẻ thoái mái vì thầy cô tốt, bạn bè tốt. Con đã thoái mái thì sẽ thích học và học tốt. Gia đình quan trọng nhất cảm nhận của con chứ không quan tâm sự hào nhoáng bên ngoài. Bố dạy Toán, mẹ dạy Tiếng Việt và Tiếng Anh, các môn khác con tự học. Với lại đã thông minh, tự học thì học trường làng cũng giỏi mà khi không chịu học, không thích học thì có "dí" vào trường siêu cao cấp cũng như muối bỏ bể. Nên để ý đến con mình chứ đừng quá quan trọng trường to rộng đẹp. Ông bố này nhận định, đầu tư cho con là đúng, nhưng cần có giới hạn, và phải xem xét cả năng lực của con chứ không phải đầu tư mù quáng chạy trường chạy lớp, chỉ khổ con mình rồi cả bản thân mình.

Thêm nữa, khoảng thời gian trẻ ở trường tuy dài (8 tiếng) nhưng phần lớn được dành cho các nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh, vận động thể chất và nhiều hoạt động khác. Thời gian còn lại thực sự không đáng là bao. Trẻ được học chương trình nào cũng tốt, vì nội dung chương trình không quan trọng bằng cách thức giáo viên thực hiện nó.

Dù có chọn trường nào thì gia đình vẫn luôn là nền tảng quan trọng nhất, gắn bó, song hành cùng với con suốt cuộc đời. Trường học chỉ là một chặng đường ngắn còn trường đời mới dài, giáo dục tại gia đình thông qua việc tôn trọng nhu cầu cơ bản, tôn trọng cảm xúc, chấp nhận các hành vi phù hợp lứa tuổi và đặt ra các giới hạn, quy tắc trong gia đình.

Tuổi mầm non là giai đoạn quan trọng, cần đầu tư cho con

Tuy nhiên, ý kiến phản biện lại nhận định, giai đoạn từ 0 - 6 tuổi trẻ sẽ có sự phát triển vượt bậc về não bộ với khả năng tiếp thu, học hỏi và khao khát khám phá thế giới. Đồng thời, thể chất của trẻ cũng có những thay đổi vượt bậc như nhanh nhẹn, khéo léo hơn, sức bền bỉ và khả năng ứng biến linh hoạt hơn.

Tùy theo từng giai đoạn phát triển, trẻ sẽ có sự thay đổi về năng lực tiếp thu, năng lực sáng tạo và phát triển tư duy, vì vậy việc thấu hiểu để có thể phát huy tiềm năng sẵn có của trẻ là vô cùng quan trọng. Trẻ cần được chăm sóc khỏe mạnh, cần được yêu thương, cần được khám phá thế giới, cần môi trường giao tiếp để phát triển các kỹ năng xã hội.

Nếu chọn trường mầm non tốt, các em được tham gia đa dạng hoạt động, tăng cường cơ hội phát triển năng lực toàn diện. Cung cấp những trải nghiệm phong phú sẽ giúp trẻ đạt được những tiềm năng trí lực tối đa cho cả cuộc đời. Hơn thế nữa, không ít trường còn tích hợp các chương trình học bản quyền về vận động, ngôn ngữ và nghệ thuật. Không có gì sai nếu dành một khoản chi lớn cho con trong giai đoạn quan trọng này.

Bảng liệt kê chi phí của bà mẹ nói trên cho thấy, chị vẫn có thể chi trả được phần tiền học hàng tháng của con. Có điều, nếu mức thu nhập không cao nhưng vẫn cố gắng cho con học tập ở ngôi trường có mức học phí đắt đỏ thì phải chịu sự gồng gánh về kinh tế. Đã là lựa chọn thì luôn có sự đánh đổi và hy sinh.

Hiện câu chuyện của bà mẹ nói trên vẫn đang thu hút sự chú ý.

Theo Phụ nữ mới

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phunumoi.net.vn/me-don-than-o-tphcm-chia-se-muc-hoc-phi-hang-thang-cua-con-trai-mot-giam-doc-vao-binh-luan-sang-hon-ca-con-toi-i311623.html

học phí


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.