- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Ngày cuối xét tuyển đợt 1: Căng như chơi chứng khoán
Chỉ còn một ngày là cánh cổng xét tuyển ĐH, CĐ đợt 1 chính thức đóng lại. Càng về cuối, phụ huynh, thí sinh phờ phạc vì theo dõi những biến động của điểm số.
Chỉ còn một ngày là cánh cổng xét tuyển ĐH,
CĐ đợt 1 chính thức đóng lại. Càng về cuối, phụ huynh, thí sinh phờ phạc
vì theo dõi những biến động của điểm số nhất là thời điểm có nhiều thí
sinh điểm cao mới bắt đầu đăng ký xét tuyển.
Nhiều ngày nay, một lượng không nhỏ phụ huynh, thí sinh không nộp cũng không rút hồ sơ nhưng lúc nào cũng túc trực ở các trường ĐH tại TPHCM để nghe ngóng tình hình xét tuyển. Thậm chí phụ huynh còn ví von rằng “như theo dõi ở sàn chứng khoán” vì cũng phải “căng não” để tính toán điểm số thay đổi ngành, trường cho phù hợp với tình hình điểm mỗi ngày một khác.
Canh từng thí sinh đến nộp
Cả tuần nay hôm nào, bà Phạm Thị Tuyết ở (quận 8) cũng đến trường ĐH Y dược TPHCM để nghe ngóng tình hình. Phụ huynh này cho biết con trai thi đạt 26,25 điểm và đăng ký xét tuyển vào ngành Dược sĩ từ ngày 3/8 nhưng suốt nửa tháng nay lúc nào cả nhà cũng phập phồng lo lắng vì điểm chuẩn tạm thời mỗi ngày một tăng.
“Dù hè nhưng cả nhà không dám du lịch hay đi đâu xa mà tập trung theo dõi sát thông tin xét tuyển. Cả tuần nay hai mẹ con thay phiên nhau đến trường canh rồi buổi tối về nhà phải lên mạng truy cập coi điểm tới mức nào. Chưa năm nào tôi thấy tuyển sinh lại căng thẳng như vậy, phụ huynh chúng tôi phải tính toán từ điểm tổng 3 môn rồi tới điểm môn tiêu chí phụ còn hơn chơi sàn chứng khoán”, phụ huynh này chia sẻ.
Đến thời điểm này điểm của con bà Tuyết đang sắp rơi vào ngưỡng nguy hiểm vì chỉ cách điểm chuẩn tạm thời chỉ 0,25 điểm. “Nếu thêm nhiều thí sinh có mức điểm cao hơn nộp vào hôm nay thì khả năng cháu sẽ bị đẩy văng ra. Do đó, mấy ngày nay cô ngồi ở trước phòng tuyển sinh gặp thí sinh, phụ huynh đến là thăm dò ngay mức điểm nộp vào để lượng sức”.
Bà Tuyết dự tính ngày 20/8 hai mẹ con túc trực ở đây cả ngày nếu tình huống xấu nhất bị rớt ở đây thì sẽ rút hồ sơ để sang nộp vào trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
Các thí sinh, phụ huynh ở xa còn vất vả hơn. Nhà ở Cần Giuộc, tỉnh Long An nên hai mẹ con cô Phạm Huỳnh Dung và con gái Nguyệt Quế cũng phải bắt xe buýt từ sớm lên TPHCM theo dõi thông tin trực tiếp tại trường. Cô Dung chia sẻ năm nay Quế thi đạt 22,75 điểm khối B và đăng ký vào ngành Điều dưỡng chuyên ngành Hộ sinh. “Tôi lo hết sức vì theo ngưỡng điểm an toàn mà trường công bố hiện tại bằng đúng 22,75 điểm, giờ chỉ hy vọng Quế không bị rớt ra”, phụ huynh này chia sẻ.
Sự lo lắng, mệt mỏi hiển hiện trên gương mặt của cả hai mẹ con thí sinh này. “Xét tuyển kiểu này khó hơn các năm trước quá! Từ khi con nộp hồ sơ đến giờ tôi bỏ dở hết công việc vì cả nhà chỉ có mỗi đứa con nên lo lắng cho sự học của con dữ lắm”, cô Dung bộc bạch.
Trong khi đó một phụ huynh đến từ tỉnh An Giang cho biết theo dõi đến sáng 20/8 nếu rớt thì ông sẽ quay ngược về Cần Thơ để đăng ký vào ngành Y đa khoa của trường ĐH Y dược Cần Thơ.
Cuối mỗi buổi thì nhiều phụ huynh lại đến hỏi nhân viên tiếp nhận hồ sơ xem đã có bao nhiêu thí sinh nộp vào. Người điểm cao thì tạm yên lòng còn người điểm thấp lại buồn rũ rượi và lại tiếp tục thấp thỏm chờ hết buổi làm việc tiếp.
28 điểm vẫn không yên tâm
Theo ghi nhận, thời điểm trước một ngày xét tuyển thì nhiều thí sinh có mức điểm cao chót vót vẫn đứng ngồi không yên. Có mặt tại trường ĐH Y dược TPHCM, phụ huynh Vũ Văn Trương, có con là thí sinh Vũ Viết Hà, thi được 28 điểm, đăng ký vào ngành Bác sĩ đa khoa đứng ngồi không yên. Phụ huynh này chia sẻ ban đầu nghĩ điểm con mình cao điểm nên nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển từ sớm nhưng càng về sau càng thấy sốt ruột. Hiện tại, mức điểm của Hà chỉ còn cao hơn ngưỡng điểm an toàn 0,25 điểm. Quá lo lắng nên ông Trương đã lập tức từ tỉnh Quảng Nam vào TPHCM ngay từ ngày 15/8. Mấy ngày ở nhà người quen tại TPHCM, hôm nào ông cũng lên trường để cập nhật tình hình hồ sơ.
“Ban đầu con tôi xếp ở thứ 20, chỉ vài ngày sau thì bị đẩy xuống thứ 60 nên tôi quyết định vào tận đây theo dõi cho yên tâm. Ở đây bữa giờ thấy có 4 thí sinh đạt 28 điểm rút hồ sơ rồi nhưng cũng có 3-4 thí sinh khác nộp vào nên chưa biết thế nào”, phụ huynh Trương cho biết.
Còn thí sinh Trương Hải Nam ở TPHCM thì phải rút hồ sơ ra để điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển. Thí sinh này cũng đạt 28 điểm và đăng ký vào ngành Bác sĩ đa khoa của trường.
“Lúc đầu em thấy tự tin vì điểm em so điểm chuẩn năm ngoái cao hơn 2 điểm nên chỉ đăng ký vào mỗi ngành bác sĩ đa khoa thôi. Giờ điểm chuẩn dự kiến đã lên tới 27,75 rồi em mới thấy lo và đến đăng ký thêm 3 nguyện vọng còn lại vào những ngành khác có điểm thấp hơn thuộc trường hy vọng không bị rớt ra”, thí sinh Hải Nam chia sẻ.
Chuyện phụ huynh, thí sinh hoang mang là điều dễ hiểu vì càng về cuối nhiều thí sinh điểm cao sau khi nghiên cứu kỹ tình hình mới nộp vào. Điểm chuẩn của các trường tốp đầu sẽ còn có nhiều biến động. Dự báo ngày cuối cùng đợt xét tuyển này sẽ là một cuộc chạy đua của các thí sinh, phụ huynh mà kết quả chỉ được biết cho đến phút cuối cùng.
-
Giáo dục11 giờ trướcĐại học Huế kết luận, trong luận án tiến sĩ của bà Lê Thị An H, Trưởng phòng nghiên cứu khoa học ở Thừa Thiên Huế có 12 trang đạo văn.
-
Giáo dục12 giờ trướcBộ GD&ĐT dự kiến siết lại một số quy định về tuyển sinh đại học năm 2025.
-
Giáo dục15 giờ trướcCùng với việc tăng lương cơ bản lên 2,34 triệu đồng, giáo viên TPHCM sẽ nhận thu nhập tăng lên lên mức cao nhất hơn 23 triệu đồng.
-
Giáo dục17 giờ trướcSau nhiều ngày hiệu trưởng bỏ nhiệm sở khiến lương tháng 11/2024 bị chậm trễ, các đơn vị chức năng huyện Chư Prông (Gia Lai) đã vào cuộc tháo gỡ vướng mắc, giải quyết chế độ tiền lương cho giáo viên.
-
Giáo dục18 giờ trướcĐây là thiên tài độc nhất vô nhị của Việt Nam, nổi tiếng học rộng hiểu nhiều cùng vốn kiến thức uyên bác.
-
Giáo dục22 giờ trướcNữ sinh 17 tuổi người Mỹ gốc Hàn đã vượt qua kỷ lục của anh trai mình để trở thành người trẻ nhất đỗ kỳ thi lấy bằng hành nghề luật sư tại bang California.
-
Giáo dục22 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
-
Giáo dục1 ngày trước"Khi thấy thầy, các con luôn miệng: "Chúng con chào cô giáo thầy Tú” khiến tôi phì cười. Thậm chí, trẻ bé hơn còn khoanh tay: "Con chào ông", thầy Đỗ Quang Tú - giáo viên mầm non duy nhất của huyện Thái Thuỵ (tỉnh Thái Bình), kể lại.
-
Giáo dục1 ngày trướcMức thu nhập tăng thêm hiện nay đối với giáo viên TPHCM cao nhất lên tới hơn 22 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, có 7 nhiệm vụ mà khi thực hiện giáo viên sẽ không được nhận khoản này.
-
Giáo dục1 ngày trướcChủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa kí quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024 cho 614 ứng viên, trong đó có 45 Giáo sư và 569 Phó giáo sư.
-
Giáo dục1 ngày trướcLiên quan đến sự việc một nữ sinh bị đánh hội đồng dẫn đến gãy đốt sống cổ ở Thanh Hoá, phía nhà trường đã họp hội đồng kỷ luật, đình chỉ học đối với những học sinh đánh bạn.
-
Giáo dục1 ngày trướcMỗi học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn (TPHCM) đóng 20 nghìn đồng/tháng tiền nước uống. Sau 2 năm, nhà trường dư gần 200 triệu đồng ở khoản thu - chi này.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐại diện Trường THPT Tô Hiến Thành cho biết, hiện Sở GD-ĐT Hà Nội đã mở cổng thông tin điện tử và thêm thông tin của 174 học sinh bị tuyển sinh "chui" vào cơ sở dữ liệu của Trường THPT Văn Lang.
-
Giáo dục1 ngày trướcSong hành cùng cây nạng mỗi giờ lên lớp từng khiến thầy Bửu mặc cảm tự ti về bản thân, giờ trở thành nguồn động lực cho nhiều thế hệ học trò phấn đấu vươn lên.