"Nhiều tiền để làm gì?" và cách dạy con ứng xử với tiền

Từ hôm qua đến nay, câu “tiền để làm gì, nhiều tiền để làm gì” tại phiên tòa xử ly hôn của cặp vợ chồng vua cà phê Việt khiến tôi ám ảnh.

Từ hôm qua đến nay, câu “tiền để làm gì, nhiều tiền để làm gì” tại phiên tòa xử ly hôn của cặp vợ chồng vua cà phê Việt khiến tôi ám ảnh.

Với tôi, tiền chỉ có giá trị khi đem lại hạnh phúc cho nhau, cho vợ chồng cho các thành viên trong gia đình. Tôi không dám phán xét ai đúng ai sai trong chuyện này mà bằng con mắt của một người mẹ, tôi chỉ thấy thương những đứa trẻ…Chúng bị lôi ra để cho bố mẹ “tranh chấp” tiền bạc, tài sản. Tiền sẽ chỉ được trân quý khi ta bỏ công bỏ sức một cách xứng đáng.

Vậy, dạy con khi nào, dạy thế nào về tiền? Dạy con tiêu tiền hay kiếm tiền?

Nhiều tiền để làm gì? và cách dạy con ứng xử với tiền-1

Nhiều tiền để làm gì?

Theo tôi, trước hết bố mẹ hãy cho con làm quen với tiền. Điều này được áp dụng từ khi trẻ ở độ tuổi mầm non và áp dụng với chính con gái của mình. Theo đó, tôi đem tiền đi photo ra rồi cho con chơi đồ hàng trong nhà bằng những đồng tiền giả ấy. Để khỏi bị mắc tội sản xuất tiền giả (vi phạm pháp luật), tôi chỉ in có 1 mặt thôi, mặt kia trắng xóa. Tôi dạy con nhận biết tiền to tiền nhỏ không phải bằng cách đọc con số. Điều lưu ý là mọi thứ tiền tệ ở khắp nơi trên thế giới đều tuân theo quy luật: Tờ nào mệnh giá to thì kích thước nó to.

Để con quen với việc đó, tờ tiền to thì in to đùng, tờ tiền mệnh giá nhỏ, thì in nhỏ xíu. Trẻ mầm non rất giỏi về cảm nhận nên không ngại việc nhận biết tiền khi các cháu còn nhỏ. Sau một thời gian chơi bằng tiền photo, con sẽ quen với tiền và các mệnh giá tiền.

Tiếp đến tôi dạy con cách giữ gìn tiền. Vẫn là tờ tiền photo, tôi hướng dẫn con làm cái ví bằng giấy (vụ này phụ huynh nào cũng biết làm cả). Tôi dặn con hãy giữ tờ tiền phẳng phiu bằng cách cho vào ví giấy. Khi giao dịch với bạn bè lúc chơi đồ hàng, con có chi tiền hay thu tiền thì xong vẫn nên cho vào ví cho đẹp. Tôi  tiền đẹp sẽ thể hiện con là em bé biết giữ gìn. Vì thế, con rất thích ví, có lần bé còn đem bút mầu ra vẽ loăng quăng lên ví cho đẹp.

Dạy con về giá trị thật của tiền. Từ khi con 2 tuổi, tôi đã đưa tiền cho con đi mua hàng. Đơn giản chỉ là gói muối, gói hạt tiêu. Cửa hàng là bác hàng xén cạnh nhà. Buổi đầu con tự đi, mẹ đi đằng sau. Buổi sau mẹ sẽ đứng nhìn từ xa. Vài lần như vậy, mẹ sẽ kiên nhẫn ngồi đợi con ở nhà. Con hiểu về tiền bằng hành động đó nên sẽ rất hào hứng chơi trò đồ hàng với tiền photo đấy các mẹ ạ.

Dạy con chi tiêu: Vào bậc tiểu học, con cần được làm quen nhiều hơn nên việc bị sai đi mua hàng ở hàng xóm sẽ nhiều hơn nhiều. Con cũng được phép vào siêu thị cùng bố mẹ với 1 khoản tiền nhỏ muốn mua gì thì mua. Lúc đó cha mẹ chỉ tư vấn và hoàn toàn tôn trọng những quyết định của con.

Dạy con lập kế hoạch chi tiêu: Khi con đã lên lớp 5, tôi dạy con lập kế hoạch chi tiêu cho 1 khoản tiền lớn hơn. Bài toán là: Con có 1 khoản tiền dành cho 1 công việc nào đó của con (tôi hay lấy việc chuẩn bị đồ dùng học tập của con để làm công việc con thực hiện). Khoản tiền đó bố mẹ vẫn giữ nhưng con biết là sẽ có. Con lập kế hoạch mua sắm sao cho đủ tiền mà chất lượng cũng như giá cả hợp lý.

Tôi hướng dẫn con lập bảng bằng giấy và tự tính toán sao cho phù hợp. Con đã học đến lớp 5 thì mọi tính toán là đều làm được rồi. Tuy nhiên, tính kiểu đơn giản thì con sẽ dễ làm hơn là các phép tính phức tạp của kế toán.Để con tính toán và xử lý số tiền phù hợp nhất, tôi đưa con đến các siêu thị, cửa hàng để con khảo giá. Sau khi khảo xong, con tự tính toán và quyết định mua gì ở đâu. Số tiền tôi đưa ra thường ít hơn số cần thiết 1 chút để con phải đau đầu tính toán. (Đưa nhiều không có giá trị dạy con tiết kiệm). Phần lưu ý trong bảng con sẽ ghi địa chỉ mua món hàng đó (cửa hàng nào bán rẻ và chất lượng mà). Sau khi con đã có bảng chi tiêu rõ ràng, tôi giao tiền cho con và cùng con đi mua. Sau lần đó, con tiết kiệm hẳn và rất nhận thức được việc phải giữ gìn đồng tiền thế nào.

Dạy con giữ tiền và chi tiêu hợp lý

Sau khi con đã qua bước số 5, tôi bắt đầu giao tiền cho con giữ. Thay vì cho con tiền tiêu hàng ngày như các mẹ, tôi  cho con hẳn 1 khoản to để tiêu trong 1 tuần hoặc 1 tháng. Nếu con làm mất hay tiêu lẹm vào thì con sẽ phải nhịn ăn sáng hoặc ăn ít đi. Tuy nhiên, nếu tôi phát hiện ra con nhịn ăn sáng, tôi sẽ phạt rất nặng. Con tôi  đã "chống" lại tình trạng đau khổ đó bằng cách mua gạo về thổi xôi sáng.

Theo Infonet


Dạy con về tiền

Dạy con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.