Phát biểu của ông Obama ở Việt Nam vào bài thi lớp 10

Sáng 4/6, học sinh làm bài thi môn Văn vào lớp 10, trường THPT chuyên Ngoại ngữ (ĐH Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội). Đề thi được nhiều thí sinh cho là bất ngờ nhưng hay.

Sáng 4/6, học sinh làm bài thi môn Văn vào lớp 10, trường THPT chuyên Ngoại ngữ (ĐH Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội). Đề thi được nhiều thí sinh cho là bất ngờ nhưng hay.

Cho hai đoạn thơ thuộc phần trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 sáng 4/6 trường THPT chuyên Ngoại ngữ (ĐH Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội) yêu cầu thí sinh nêu cảm nhận để lấy 6 điểm. Câu thứ nhất (4 điểm) cho một đoạn văn của Roy Garn và đưa những câu hỏi cho thí sinh.

Phat bieu cua ong Obama o Viet Nam vao bai thi lop 10 hinh anh 1

Đề thi vào lớp 10 môn Văn Trường THPT chuyên Ngoại ngữ, ĐH Ngoại ngữ, ĐGQG Hà Nội năm
2016.

Lê Quang Đăng Hưng, học sinh Trường THCS Nguyễn Tất Thành cho biết, em rất bất ngờ với đề thi này. “Câu thứ hai hỏi về Truyện Kiều ở trong tập 1 SGK môn Văn lớp 9. Em nghĩ các câu hỏi thi vào lớp 10 thường vào tập 2 nên không ôn nhiều.

Câu hỏi 4 điểm có phần nghị luận xã hội cũng không rơi vào các dạng đề em ôn tập. Tuy nhiên các câu hỏi năm nay khá thú vị. 

Vũ Hà Duy Hoàng, lớp 9A1, trường THCS Nguyễn Siêu cho biết câu 1 (4 điểm) không nằm trong chương trình học của em nên khá khó. Em làm có một số phần nhưng không chắc chắn lắm.

Ở phần hỏi 2,5 điểm, Hoàng giải thích lời nói trong giao tiếp là gì, trường hợp người sử dụng lời nói đúng mục đích, chuẩn thì tác dụng ra sao và ngược lại. Tuy nhiên Duy Hoàng không đưa ví dụ nào của bản thân vào bài thi này.

Trong khi đó, nhóm của Hà My, Thùy Dương, Quỳnh Dương, học sinh trường THCS Cầu Giấy (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết đề thi môn Văn vừa tầm với các em.

“Đề hay và dễ hơn năm ngoái. Câu hỏi về ảnh hưởng và tác động lời nói đến giao tiếp không đi theo lối mòn truyền thống như câu hỏi nghị luận xã hội của trường THPT chuyên sư phạm, ĐH Sư phạm Hà Nội hôm qua mà mở hơn. Học sinh có thể mở rộng vấn đề, nêu nhiều dẫn chứng về xã hội” ,Thùy Dương cho biết.

Thùy Dương và các bạn cho biết có dẫn chứng lời nói của Tổng thống Mỹ Barack Obama với giới trẻ VN... Có thể thấy một lời nói có lựa chọn và dùng đúng lúc có thể truyền cảm hứng cho người khác”. 

Tuy nhiên các bạn cho biết cũng không lấy dẫn chứng về bản thân vì “sợ thầy cô chấm điểm cho là giả tạo hoặc kịch quá”.

Nguyễn Tùng Lâm, trường THCS Marie Curie (Hà Nội) cho biết, câu hỏi 4 điểm có hơi khó với em nhưng khá thú vị. “Lời nói là phương tiện giúp người khác nhìn nhận bản thân mình. Trong mọi việc, kể cả làm ăn, học hành... thì cẩn thận trong mỗi lời nói có thể cho kết quả tốt, thậm chí có thể thăng chức”.  

Trong bài làm Tùng Lâm dẫn giải, bản thân cũng luôn phải học cách nói năng với bạn bè, người thân. Em có dẫn chứng người bạn của em nhờ ăn nói lịch sự, lễ phép nên được cô giáo thích...

Theo VietNamNet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.