Đáp án “lệch” đề thi, học sinh bức xúc

Cho rằng giữa đề thi và đáp áp có điểm không khớp nhau dẫn đến việc, học sinh hiểu và làm sát đề lại bị thiệt điểm, hàng chục học sinh trường trường THPT Trần Quốc Tuấn, huyện Phú Hòa (Phú Yên) bức xúc.

Cho rằng giữa đề thi và đáp áp có điểm không khớp nhau dẫn đến việc, học sinh hiểu và làm sát đề lại bị thiệt điểm, hàng chục học sinh trường trường THPT Trần Quốc Tuấn, huyện Phú Hòa (Phú Yên) bức xúc.

Đề không hỏi, đáp án lại có

Trong các ngày 5 và 6.5.2016, Sở GDĐT tỉnh Phú Yên tổ chức kiểm tra Học kỳ II năm học 2015-2016 cho học sinh (HS) hai khối lớp 9-10 trên địa bàn toàn tỉnh với hình thức tập trung, trong đó có môn học Lịch sử.

Theo ý kiến của nhiều học sinh, ở đề ra môn Lịch sử lớp 10, trong tổng số 3 câu hỏi, đã có 2 câu đặt ra yêu cầu không rõ ràng, dẫn đến phần trả lời trong bài làm của HS không khớp với đáp án/hướng dẫn chấm, thậm chí có câu hỏi bị đặt sai.

dap an “lech” de thi, hoc sinh buc xuc hinh anh 1

Bộ đề thi Học kỳ II môn Lịch sử lớp 10. Ảnh: Nguyễn Lục Gia

Cụ thể: Câu hỏi 2 yêu cầu HS trình bày quá trình sụp đổ của triều Lê sơ và sự thành lập nhà Mạc; nguyên nhân dẫn đến đất nước bị chia cắt thành Bắc triều và Nam triều, Đàng Ngoài và Đàng Trong. Trong khi đối chiếu với đáp án, các thuật từ “quá trình” và “nguyên nhân” đúng ra phải hoán chỗ cho nhau trong câu hỏi này. Mặt khác, câu hỏi không yêu cầu HS trình bày những chính sách ổn định xã hội của nhà Mạc, nhưng đáp án lại có.

Tương tự, câu hỏi 3 yêu cầu HS giải thích vì sao thời kỳ chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh là đỉnh cao của cuộc cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII, thì trong đáp án lại có cả một ý dài đòi hỏi HS phải trình bày lý do và sự sụp đổ của phái này.

Từ đó dẫn đến tình trạng bài làm của những HS bám sát đề đều không trùng khớp với đáp án. Kết quả về điểm số là một kịch tính tương phản nhau: HS nào hiểu đề thì không đạt điểm tối đa, trong khi những HS sao chép nguyên xi kiến thức có trong đề cương ôn tập lại đạt điểm tối đa.

Được biết, toàn bộ đáp án của ba câu hỏi đều giống y hệt như trong tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Lịch sử lớp 10.

dap an “lech” de thi, hoc sinh buc xuc hinh anh 2

Bản hướng dẫn chấm. Ảnh: Nguyễn Lục Gia

Học sinh bị trừ điểm oan?

Tình trạng trên khiến các em học sinh ở lớp 10A3 thuộc Trường THPT Trần Quốc Tuấn, huyện Phú Hòa bức xúc. 45 em HS trong lớp học đã tự viết ra 43 tờ ý kiến tỏ rõ nhận thức của mình về vấn đề này. Đây là lớp học tự chọn nâng cao các môn Toán - Văn - Anh nên học sinh chăm học và được đánh giá là có năng lực tư duy tốt, trong đó có việc tư duy đề khá chuẩn.

Về câu hỏi 2, em Trần Bích Thuân giải thích: “Ở câu này, em phân vân giữa nguyên nhân và diễn biến. Em không biết nguyên nhân là chỗ nào, nên em đã trình bày diễn biến quá trình đất nước bị chia cắt vào bài làm. Nhưng theo em, đặt câu hỏi là nguyên nhân thì không hợp lý. Em biết là làm quá trình, diễn biến thay cho nguyên nhân là không được. Nhưng em bắt buộc phải làm bởi vì nếu không làm thì bị mất điểm”.

dap an “lech” de thi, hoc sinh buc xuc hinh anh 3

Trích đoạn trong số 43 tờ ý kiến của 45 HS lớp 10A3 (có 2 HS gửi ý kiến của mình thông qua tờ ý kiến bạn ngồi bên cạnh). Ảnh: Nguyễn Lục Gia

Em Nguyễn Thị Trúc Quỳnh cho biết thêm: “Em không trình bày về chính sách nhà Mạc vì em nghĩ câu hỏi chỉ yêu cầu nêu sự sụp đổ của triều Lê sơ và sự thành lập nhà Mạc, mà không hỏi đến chính sách nhà Mạc”; trong khi đó Em Võ Lệ Thao thẳng thắn cho rằng: “Em bị trừ điểm câu này không phải vì không thuộc bài mà vì em chỉ trả lời đúng yêu cầu câu hỏi của đề ra. Em nghĩ phần sau sẽ bị thừa”.

Em Thao tiếp tục giải trình về câu hỏi 3 và đề xuất ý kiến rằng “Em chỉ nêu chính sách của phái Gia-cô-banh suy ra thời kỳ chuyên chính Gia-cô-banh là đỉnh cao của cách mạng chứ không nêu thời kỳ thoái trào. Cũng không phải vì em không thuộc bài. Em nghĩ nên chỉnh sửa lại đề bài nếu muốn chúng em trả lời giống đáp án”.

Còn đây là nhận xét của em Châu Ngọc Như Quỳnh về bộ đề thi, thay cho các bạn: “Câu trả lời và câu hỏi chẳng ăn nhập gì với nhau cả - nhiều bạn lớp em đã nói vậy. Em cũng đồng ý với ý kiến của các bạn trong lớp”. Em đã ngỡ ngàng thực sự với chính nỗ lực của bản thân: “Khi thi xong em tự tin vào bài làm của mình, nhưng khi phát ra chỉ có 8 điểm”.

Em Đào Thị Ánh Nhung bức xúc: “Rất nhiều học sinh không hài lòng với đáp án này. Em rất mong các thầy cô xem xét lại”.

Được biết, tất cả 45 HS của lớp 10A3 nói trên đều cho rằng mình bị mất từ 0,5 điểm đến 2,0 điểm do những bất cập của bộ đề thi gây ra.

ĐỀ MỘT “ĐẰNG”, ĐÁP ÁN MỘT “NẺO”

Thứ nhất, ở khía cạnh đề thi.

Trong tổng số ba câu hỏi, đã có hai câu đặt ra yêu cầu thiếu chặt chẽ.

- Câu hỏi 2 yêu cầu học sinh trình bày “quá trình sụp đổ của triều Lê sơ và sự thành lập nhà Mạc; nguyên nhân dẫn đến đất nước bị chia cắt thành Bắc triều và Nam triều, Đàng Ngoài và Đàng Trong”. Ở câu hỏi này, cả 2 vế “quá trình” và “nguyên nhân” sẽ làm cho học sinh khi trình bày kiến thức dễ rơi vào tình trạng trùng lặp thành 1 kiến thức.

- Câu hỏi 3 yêu cầu học sinh giải thích “vì sao thời kỳ chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh là đỉnh cao của cuộc cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII”. Đây cũng là 1 câu hỏi thiếu chặt chẽ, vì từ “đỉnh cao” sẽ làm cho học sinh sẽ có thể hiểu thành 2 nghĩa : biểu hiện của “đỉnh cao” và nguyên nhân dẫn đến “đỉnh cao”.

Thứ hai, đáp án câu hỏi không “tương thích” với yêu cầu của câu hỏi.

- Ở vế thứ hai của câu 2 yêu cầu học sinh trình bày “nguyên nhân dẫn đến chia cắt thành Bắc triều và Nam triều, Đằng Ngoài và Đàng Trong” nhưng trong đáp án của vế này lại yêu cầu học sinh trình bày biểu hiện và quá trình của sự chia cắt đất nước.

Mặt khác, câu hỏi không yêu cầu học sinh trình bày những chính sách ổn định xã hội của nhà Mạc, nhưng đáp án lại có.

- Tương tự, câu hỏi 3 yêu cầu học sinh giải thích vì sao thời kỳ chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh là đỉnh cao của cuộc cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII, thì trong đáp án lại có cả một ý dài đòi hỏi học sinh phải trình bày lý do và sự sụp đổ của phái này.

Thứ 3, xem kỹ đáp án thì rõ ràng những người chịu trách nhiệm ra đề và làm đáp án này không tuân thủ nguyên tắc “ma trận đề” của Bộ GDĐT khi ra 1 đề thi kiểm tra kiểm tra, đánh giá theo 4 yêu cầu kỹ năng về kiến thức: nhận biết; thông hiểu; vận dụng; vận dụng cao. Câu hỏi thì có vẻ “mở”, nhưng đáp án lại “đóng”, hỏi 1 đường, trả lời một nẻo!

Thứ tư, xét về hệ quả. Nếu nhiều học sinh trả lời đúng kiến thức nhưng đáp án lại sai, các giám khảo lại tuân thủ tuyệt đối đáp án trong quá trình chấm thì một điều chắc chắn là học sinh sẽ bị mất điểm! Một trường và rồi cả tỉnh sẽ là bao nhiêu học sinh bị thiệt thòi một cách vô lý thế này khi đây là đề thi chung cho tất cả học sinh lớp 10 trên toàn tỉnh?

(Thạc sĩ Trần Trung Hiếu - Giáo viên Sử trường THPT chuyên Phan Bội Châu)

Theo Dân Việt


đề thi

môn Lịch sử


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.