"Phụ huynh không tự nhiên đặt chuyện cô ép học thêm"

Phó GĐ Sở GD-ĐT Lâm Đồng Trần Đức Lợi trao đổi với VietNamNet xung quanh văn bản chỉ đạo tăng cường công tác quản lí dạy thêm học thêm .

Phó GĐ Sở GD-ĐT Lâm Đồng Trần Đức Lợi trao đổi với VietNamNet xung quanh văn bản chỉ đạo tăng cường công tác quản lí dạy thêm học thêm có nội dung xem xét hạnh kiểm, xử lí kỉ luật học sinh học thêm ở cơ sở chưa được cấp phép.

Liệu hình thức này có thể phát huy tác dụng, mục đích mà Sở GD-ĐT Lâm Đồng đặt ra không, thưa ông?

- Ông Trần Đức Lợi: Lý do của nội dung xem xét hạnh kiểm, xử lí kỉ luật học sinh chủ yếu muốn hạn chế các cơ sở dạy thêm không/chưa được cấp phép để xảy ra vi phạm và quan trọng hơn là đánh động, răn đe học sinh, phụ huynh.

Động thái này cũng là mong muốn của chúng tôi rằng phụ huynh cho con học nơi nào cũng nên tìm hiểu về cơ sở pháp lý, quyết định cấp phép của họ. Quy định tới đây cũng yêu cầu rõ ràng các cơ sở phải công khai giấy phép, dán ở vị trí dễ nhìn để phụ huynh, học sinh nắm được.

Còn việc xem xét hạnh kiểm, xử lí kỉ luật học sinh chúng tôi không đặt nặng.

dạy thêm, học thêm, chui, hạnh kiểm, kỉ luật, học sinh
Ảnh minh họa.

Tại sao năm nay Sở lại quyết liệt trong quản lí hoạt động dạy thêm học thêm như vậy, thưa ông?

- Học thêm dạy thêm là nhu cầu chính đáng của phụ huynh, học sinh và cũng một phần giúp cải thiện đời sống giáo viên. Tuy nhiên có thực trạng giáo viên gợi ý, ép buộc học sinh phải tham gia học thêm ở nơi này nơi kia. Những bất cập về dạy thêm học thêm ở Lâm Đồng mấy năm nay có chiều hướng tăng lên, gây tác động xấu trong dư luận xã hội.

Bản thân tôi vừa qua nhận được nhiều thư tay, email và điện thoại phản ánh của phụ huynh. Khi hỏi địa chỉ ở đâu họ không dám nói vì sợ con ảnh hưởng. Nhưng đó là thực tế không thể làm ngơ, phụ huynh không tự nhiên bày đặt ra chuyện đó được.

Mục đích của Sở cũng là muốn chấn chỉnh, hạn chế hoạt động dạy thêm học thêm "không vì nhu cầu chính đáng của phụ huynh, học sinh" và làm sao để các em không bị phiền hà bởi hoạt động đó.

Lãnh đạo Sở cũng biết có chuyện giáo viên ép học sinh học thêm. Như vậy khi các em, phụ huynh đã sợ rồi thì làm sao để có thể xem cơ sở có được cấp phép hay không rồi còn báo cáo lên cấp trên nữa, thưa ông?

- Với văn bản này, chúng tôi cũng nhấn mạnh đến vai trò quản lí, trách nhiệm của lãnh đạo nhà trường trong quản lí hoạt động của giáo viên ở cơ sở của mình. Lãnh đạo cần quan tâm đến đội ngũ của mình sâu sát hơn.

Đối với thầy cô cũng phải ý thức hơn đến các thủ tục, quy định nếu muốn dạy thêm và đặc biệt không được làm ảnh hưởng học sinh.

Phụ huynh có thể thông qua giáo viên chủ nhiệm hoặc ban đại diện phụ huynh để nắm bắt tình hình và phối hợp để hoạt động này đi vào nề nếp.

Sẽ có chuyện giáo viên vì lý do như thủ tục cấp phép rườm rà hoặc không đi làm giấp cấp phép mà dạy học sinh theo dạng nhóm nhỏ vài em và địa điểm có thể di chuyển, thay đổi. Sở có lường trước việc này không, thưa ông?

- Lâm Đồng quy định mỗi giáo viên chỉ được dạy 1 điểm, dạy nhóm 5 học sinh ở nhà cũng là dạy thêm và buộc phải đăng ký. Khi kiểm tra nếu thực hiện chưa đúng quy định thì Sở sẽ xem xét các hình thức xử lí đối với giáo viên cơ sở đó.

Xin cảm ơn ông!

Theo VietNamNet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.