Nỗi khổ học thêm và chuyện lách thông tư

Nếu bây giờ thử làm một cuộc khảo sát trong các em học sinh rằng: “Em có tham gia lớp học thêm nào không?”. Tin chắc rằng tỉ lệ các em học sinh không đi học thêm là rất ít.

Nếu bây giờ thử làm một cuộc khảo sát trong các em học sinh rằng: “Em có tham gia lớp học thêm nào không?”. Tin chắc rằng tỉ lệ các em học sinh không đi học thêm là rất ít.

Không phủ nhận việc dạy thêm, học thêm cũng có những ý nghĩa của nó, đó là việc dạy thêm để nâng cao kiến thức cho học sinh giỏi, bồi dưỡng cho học sinh yếu với mục đích phi lợi nhuận. Nhưng học thêm bây giờ đã bị biến tướng, đã bị trá hình và trở thành gánh nặng tâm lý đối với các bậc phụ huynh và các em học sinh.

Học thêm tràn lan, học thêm vô tội vạ, ở đâu cũng học, chỗ nào cũng học mà không biết chất lượng thế nào, không biết các em học sinh có đủ thời gian và sức khỏe để nhồi nhét, để theo đuổi đủ các loại học thêm đó hay không?

Ở nhiều nơi hiện nay, thầy cô giáo đã dạy chương trình ở lớp, nhà trường lại mở lớp học thêm để thầy cô giáo ấy dạy thêm theo mô hình của nhà trường, không những thế, cũng những thầy cô giáo đó lại mở lớp dạy thêm ở chính nhà mình. Rõ khổ, cho những học sinh nào phải theo đủ các buổi học đó!

noi kho hoc them va chuyen lach thong tu - 1

Ảnh minh họa.

Câu chuyện học thêm đã nói mãi, nói nhiều, nói đến phát nhàm. Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng ra hẳn một cái thông tư là Thông tư 17 quy định về dạy thêm học thêm, nhưng kể từ khi thông tư ra đời cho đến nay, câu chuyện học thêm vẫn không hề thay đổi, không hề giảm đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác mà thôi. Thử rà soát các quy định của Thông tư 17 và diễn biến thực tế hiện nay, là có thể thấy ngay tình trạng học thêm đang trở nên bát nháo và bị biến tướng như thế nào?

Nếu như thông tư quy định, học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý. Quá đơn giản, chỉ cần yêu cầu các em về thông báo với phụ huynh viết đơn gửi nhà trường là xong; Nếu thông tư quy định giáo viên muốn dạy thêm phải được Hiệu trưởng đồng ý, chuyện đấy khó gì, Hiệu trưởng có thể ký giấy cho toàn thể giáo viên nhà trường; Nếu thông tư quy định không cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa để đưa vào giờ dạy thêm; không dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa, làm sao mà thanh tra cho xuể, thế nên việc dạy chương trình nào vẫn là quyền của các thầy cô, dạy trước hay dạy sau thì có trời mà biết.

Nếu nhà trường “ngại” việc tổ chức học thêm ở trong trường, sợ điều tiếng, thì liên kết với một trung tâm được cấp phép, thuê địa điểm, tổ chức cho cả trường ra bên ngoài trường để học thêm. Có sao đâu, vẫn đúng tinh thần quy định của Thông tư 17 mà... Thế là các cháu học sinh thiệt đơn thiệt kép, chi phí để liên kết, chi phí để thuê địa điểm, chi phí để “hoa hồng” thì các cháu, hay đúng hơn là bố mẹ các cháu chịu chứ ai??? Đấy là còn chưa nói đến việc thông tư quy định cơ sở vật chất để tổ chức dạy thêm phải đảm bảo diện tích trung bình từ 1,10m2/học sinh trở lên.

Làm sao mà thanh tra đi đến từng nhà giáo viên mà “thanh tra” được cái quy định này. Hai ba chục em được gom tại một cái phòng học tại nhà chẳng khác nào nhốt các em vào “chuồng” vẫn đang là chuyện có thật.

Nêu vài cái gạch đầu dòng trên để thấy, Thông tư 17 đang trở nên “mất tác dụng” đối với thực trạng dạy thêm học thêm hiện nay. Muốn giảm tình trạng dạy thêm học thêm, chỉ có cách duy nhất là các bậc phụ huynh hãy tự biết thương lấy con em mình, đừng bắt con phải đi học hết lớp này đến lớp khác chỉ vì bệnh thành tích và để làm hài lòng thầy cô giáo!

Theo Zing



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.