Sao đến sách giáo khoa cũng 'nhan nhản' phân biệt giới tính?

“Không chỉ bị bất bình đẳng trong các mối quan hệ xã hội, hiện phụ nữ và trẻ em gái còn bị đối xử thiếu công bằng ngay cả trong… sách vở”.

“Không chỉ bị bất bình đẳng trong các mối quan hệ xã hội, hiện phụ nữ và trẻ em gái còn bị đối xử thiếu công bằng ngay cả trong… sách vở”.

Đó nhận định của GS. Hoàng Bá Thịnh- Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về giới, dân số, môi truờng và các vấn đề xã hội (ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn), đại diện Ban đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông đưa ra tại buổi họp báo về Dự án Sáng kiến bình đẳng giới và giáo dục cho trẻ em gái tại Việt Nam ngày 31.3.

Ông Thịnh cho rằng, SGK giáo dục phổ thông Việt Nam hiện nay có rất nhiều biểu hiện về định kiến, bất bình đẳng giới.

sao den sach giao khoa cung 'nhan nhan' phan biet gioi tinh? hinh anh 1

Minh họa trong sách giáo khoa gây bất bình đẳng về giới. Ảnh: IT

“Ví dụ, trong 3 cuốn sách mà chúng tôi khảo sát là sách tự nhiên xã hội lớp 1, giáo dục công dân lớp 6 và lớp 10 thì xuất hiện rất nhiều hình ảnh khuôn mẫu về giới: những việc nội trợ trong gia đình như nấu cơm, làm vườn, chăm em là mẹ và bé gái; các nội dung liên quan đến hoạt động vui chơi, giao lưu bên ngoài xã hội thì là nam giới. Hình ảnh bố ngồi xem ti vi mẹ làm việc nhà cũng không hiếm…

Minh họa về ngành nghề cho nam và nữ cũng mất cân đối, nam giới thì đại diện cho nghề công an, bác sĩ, kỹ sư; còn phụ nữ thì nội trợ, chăn nuôi…

Sách văn học cũng vậy, các câu ca dao tục ngữ nói về thân phận hẩm hiu, khổ sở của phụ nữ quá nhiều, truyện Kiều thì đưa các đoạn thơ nói về việc Kiều an phận, chịu khổ với tần suất lớn, Sách lịch sử thì dày đặc những câu chuyện về vị anh hùng này, anh hùng kia là nam giới trong khi đó nữ giới cũng có rất nhiều nhân vật anh hùng mà không được đề cập… Như thế là không công bằng và rất cần thiết phải thay đổi” – ông Thịnh nói.

sao den sach giao khoa cung 'nhan nhan' phan biet gioi tinh? hinh anh 2

GS Hoàng Bá Thịnh

Đồng tình với quan điểm này, bà Trần Thị Phương Nhung - Giám đốc chương trình về Giới của UNESCO cho rằng: “Những hình ảnh này sẽ tác động mạnh đến não của các em học sinh, theo thời gian nó trở thành định kiến một cách rất tự nhiên. Từ sách vở, việc áp dụng định kiến đó vào thực tế cuộc sống của các em cũng tự nhiên như thế. Đây chính là nguồn gốc mà ngành giáo dục cần nhìn nhận và điều chỉnh. Có như vậy thì việc thay đổi nhận thức về bình đẳng giới ở thế hệ trẻ mới có cơ hội cải thiện” – bà Nhung nói.

Đề xuất giải pháp xóa bỏ ranh giới bất bình đẳng trong sách giáo khoa mới, ông Thịnh cho biết, Ban Đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông sẽ kiến nghị với Bộ GDĐT về những thay đổi trong sách giáo khoa mới: “Tất cả những hình ảnh, nội dung sẽ phải được xem xét với tỷ lệ cân bằng giữa nam và nữ. Sẽ có hình ảnh học sinh nữ đá bóng, đá cầu, bé trai quét nhà rửa bát, hình ảnh thân phận người phụ nữ cũng sẽ được trình bày sáng sủa hơn…".

Theo Dân Việt

Bình đẳng giới

phân biệt giới tính

sách giáo khoa


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.