Thánh Gióng tắm hồ: Đừng vội chỉ trích!

Đoạn văn “Thánh Gióng tắm hồ Tây” đang trở thành chủ đề nóng trên mạng xã hội. Nhiều người lên tiếng chỉ trích việc trích dẫn này của sách giáo khoa lớp 5.

Đoạn văn “Thánh Gióng tắm hồ Tây” đang trở thành chủ đề nóng trên mạng xã hội. Nhiều người lên tiếng chỉ trích việc trích dẫn này của sách giáo khoa lớp 5. Nhưng dường như phản ứng vội vàng của dư luận lại cho chúng ta thấy một vấn đề khác ngoài câu chuyện Thánh Gióng tắm hồ…

Thánh Gióng tắm hồ: có gì mà ồn ào?

Ngay khi đoạn văn trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 5 được đưa lên mạng xã hội, nhiều người đã vội nhảy vào phàn nàn, chỉ trích về sự “lệch chuẩn” trong đoạn văn của nhà văn Nguyễn Đình Thi. Tuy nhiên, xem xét một cách toàn diện, chúng ta có thể thấy, đó là một đoạn văn bình thường, không hề “có vấn đề” gì.

Hình ảnh Đã có Thần tích xác nhận việc “Thánh Gióng tắm ở hồ Tây” số 1

Đoạn văn được cho là "lạ" với chi tiết "Thánh Gióng tắm ở hồ Tây" đang khiến dư luận xôn xao.


Bởi lẽ, đó là đoạn văn mà Nguyễn Đình Thi tưởng tượng một cái kết cho truyện cổ tích Thánh Gióng. Bản thân nhà văn Nguyễn Đình Thi cũng khẳng định: “Đọc chuyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi tưởng tượng đến một chàng nam nhi…”

Thực chất, những đoạn văn kể chuyện tưởng tượng, đặt ra  một cái kết mới cho truyện cổ tích…đang được sử dụng khá nhiều trong việc dạy học Ngữ Văn tại THCS, nhằm kích thích trí tưởng tượng cho các em. Thậm chí, trong chương trình Ngữ Văn 6 còn có cả một phần tập làm văn dạy học sinh cách kể chuyện tưởng tượng.

Tất nhiên, khi kể chuyện tưởng tượng, học sinh có quyền viết ra những gì chúng tưởng tượng được miễn đó là cái kết nhân văn, có tính giáo dục và không bôi nhọ, hạ thấp hoặc mỉa mai nhân vật trong truyện.

Nói cách khác, đây là một ví dụ hoàn toàn bình thường trong chương trình giáo dục phổ thông hiện nay. Thực tế trong trường phổ thông, có rất nhiều đề văn yêu cầu học sinh tưởng tượng cái kết mới cho truyện cổ tích Thạch Sanh, Mã Lương,…Tất nhiên, trong số đó, có rất nhiều bài văn thể hiện sức tưởng tượng phong phú và trong sáng của học sinh.

Nói cách khác, chuyện Nguyễn Đình Thi tưởng tượng Thánh Gióng tắm hồ Tây, tìm một khu rừng âm u giấu kín nỗi đau…cũng hoàn toàn bình thường nếu đặt nó trong chương trình giáo dục phổ thông ở tiểu học và THCS. Hay câu chuyện Tấm Cám cũng đã được sửa lại đoạn kết vì nó quá là man rợ và độc ác...

Rõ ràng việc phản ứng lại chuyện Thánh Gióng tắm hồ là hết sức khiên cưỡng và vội vã của các bậc phụ huynh cũng như dư luận xã hội.

Và chuyện về những bài văn mẫu


Câu chuyện dạy và học trên khiến chúng ta liên tưởng đến những bài văn mẫu trong sách giáo khoa. Những bài văn mẫu mang tính chất dập khuôn đã trở thành đáp án của học sinh  giáo viên giảng dạy. Vì vậy, cứ cái gì không giống “mẫu” là bị chỉ trích, lên án.

Rõ ràng, những người lớn tiếng chỉ trích đoạn văn của Nguyễn Đình Thi chưa thực sự hiểu bản chất của vấn đề. Thậm chí, họ chưa từng đọc qua đoạn văn của ông. Những phát biểu mang tính quy chụp dựa trên cái nhìn phiến diện có thể làm sai lệch phương pháp giáo dục lẽ ra đáng khích lệ trong nhà trường hiện nay.

Chúng ta đã lên án cách dạy học văn dập khuôn, tuân theo văn mẫu nhưng lại mỉa mai, lên án những sáng tạo, những tưởng tượng mới được đưa vào sách giáo khoa để kích thích trí tưởng tượng của học sinh là việc làm có phần mâu thuẫn.

Chúng ta đang xoá bỏ hình thức học theo kiểu đọc – chép nhưng lại không chấp nhận những cái sáng tạo, những cái mới thì nói chi đến sự phát triển toàn diện cho các em như mong muốn.

1-JPG-3421-1426519247.jpg

Hai cuốn sách đều do NXB Giáo dục ấn hành. Ảnh: Lê Hoàng.


Có lẽ, các bậc phụ huynh nên bình tĩnh hơn trong việc phán xét hay đánh giá trước những thay đổi của phương pháp giáo dục hiện nay. Trước khi lên tiếng, thiết nghĩ cần có sự xem xét kỹ lưỡng và thận trọng.

Sự quan tâm một cách thái quá và thiếu khoa học vô tình làm cản trở bước tiến của việc cải cách giáo dục hiện nay.


Thảo Dương/ Vietnamnet

Bình luận