Thí sinh chỉ được thay đổi, rút hồ sơ xét tuyển ở NV1

Thí sinh chỉ được thay đổi các nguyện vọng trong trường cũng như rút hồ sơ để nộp sang trường khác đối với xét tuyển đợt 1.

Thí sinh chỉ được thay đổi các nguyện vọng trong trường cũng như rút hồ sơ để nộp sang trường khác đối với xét tuyển đợt 1. Còn trong xét tuyển nguyện vọng bổ sung, thí sinh không được thay đổi nguyện vọng cũng như rút hồ sơ.

C:\Users\User\Desktop\xet nguyen vong.jpg
Thí sinh dự thi tại cụm thi trường ĐH Bách khoa Hà Nội

Ngày 30/7, Bộ GD-ĐT có văn bản hướng dẫn quy trình tổ chức tuyển sinh đối với các trường sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển.

Theo đó, Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường cần tạo điều kiện cho thí sinh có nguyện vọng rút hồ sơ để chuyển sang trường khác.

Thí sinh chỉ được thay đổi các nguyện vọng trong trường cũng như rút hồ sơ nộp sang trường khác đối với xét tuyển đợt 1. Còn trong xét tuyển nguyện vọng bổ sung, thí sinh không được thay đổi nguyện vọng cũng như rút hồ sơ.

Khi nộp hồ sơ ĐKXT, thí sinh có thể đề nghị điều chỉnh chế độ ưu tiên của mình. Những thí sinh đề nghị điều chỉnh chế độ ưu tiên cần nộp kèm theo hồ sơ minh chứng về chế độ ưu tiên.

Thí sinh chỉ được xét vào ngành có thứ tự ưu tiên cao nhất

Tuyển sinh 2015, Bộ GD-ĐT quy định, thí sinh xét 4 nguyện vọng trong một trường theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4. Cụ thể: Nếu thí sinh có mức điểm có thể trúng tuyển vào nhiều ngành, chỉ được xét vào ngành có thứ tự ưu tiên cao nhất.

Nếu thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1, sẽ được chuyển sang nguyện vọng 2 và xét bình đẳng với các thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 vào ngành đó và tương tự như vậy đối với các nguyện vọng 3, 4.

Các nguyện vọng 1, 2, 3, 4 trong một trường được xét đồng thời (thực hiện bằng phần mềm xét tuyển do Bộ GD-ĐT cung cấp hoặc phần mềm do trường xây dựng với thuật toán do Bộ GD-ĐT cung cấp).

Trong 4 nguyện vọng, thí sinh có thể đăng ký đồng thời cả ngành đại học và cao đẳng (nếu trường có đào tạo cao đẳng).

Theo Dân Trí


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.