Thời đi học bị bắt nạt của Xuân Bắc

Nói chuyện với học sinh THCS trong chuyên đề “Xây dựng tình bạn đẹp, nói không với bạo lực học đường”, nghệ sỹ Xuân Bắc đã có những sẻ chia rất thật về thời đi học của mình.

Nói chuyện với học sinh THCS trong chuyên đề “Xây dựng tình bạn đẹp, nói không với bạo lực học đường”, nghệ sỹ Xuân Bắc đã có những sẻ chia rất thật về thời đi học của mình.

Chiều 30/3, Hội đồng đội Trung ương đã phối hợp cùng trường THCS Kiến Hưng (Hà Đông, Hà Nội) thực hiện chuyên đề về “Xây dựng tình bạn đẹp, nói không với bạo lực học đường”.

Góp mặt trong buổi chia sẻ và nhận  được nhiều quan tâm của các học sinh là sự xuất hiện của nghệ sỹ Xuân Bắc.

xuân bắc
Nghệ sỹ Xuân Bắc chia sẻ với học sinh Trường THCS Kiến Hưng chiều 30/3. (Ảnh: Lê Lê)

Nói chuyện với các học sinh THCS, Xuân Bắc tâm sự thời còn đi học anh cũng thường bị bắt nạt, cũng có những xích mích nhưng bạn bè đánh nhau chỉ như kiểu đánh “đòn cù”.

Xuân Bắc nhớ lại:“Hồi bé có lần anh định đánh một bạn trong lớp tên Thắng chỉ vì mất chiếc bút chì. Sau khi nhìn thấy thấp thoáng trong cặp Thắng có chiếc bút chì, anh liền gọi đồng bọn trong lớp đến và nói rằng Thắng là kẻ ăn cắp.

Lúc đó Thắng rất sợ và nói rằng đó là chiếc bút được anh trai mua tặng. Không tin lời Thắng, anh liền cùng nhóm bạn kiểm tra cặp của Thắng thì phát hiện đó là chiếc bút chì còn mới nguyên của Thắng chứ không phải là của mình.

Sau chuyện đó anh rất hối hận vì đã nghi ngờ và còn định đánh oan bạn mình. Mãi đến khi lớn chuyện đó vẫn là một điều làm anh phải suy nghĩ”.

Một lần khác, cậu học trò Xuân Bắc bị bạn trong lớp tên Chính làm rơi ghế vào chân, chảy máu phải băng bó. Đến tối hôm đó, Chính chạy vào trong bệnh viện khóc nấc lên nhận lỗi với bạn đến mức các cô y tá trong phòng cũng rơi cả nước mắt.

Nghệ sỹ dí dỏm: “Biết bạn không đi học được nên Chính liền đòi được mỗi sáng đến chở anh đi học. Lúc đó anh nghĩ đau chân mà có người đèo đi học thế này thì đau mãi cũng được”.

Thông qua những câu chuyện của bản thân, nghệ sỹ Xuân Bắc mong các em học sinh khi có chuyện xích mích, mâu thuẫn nhỏ thì nên chia sẻ với nhau, khi có chuyện mâu thuẫn nên chia sẻ với cô giáo ngay lập tức để thầy cô giúp đỡ.

Tại buổi chuyên đề, Tiến sĩ Nguyễn Trọng An – Giám đốc trung tâm nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng mong mỏi: Trong thời đại công nghệ thông tin, các gia đình cần tránh cho các con xem phim, tranh ảnh, game bạo lực. Thầy cô cũng cần gần gũi trò hơn. Thật buồn khi sự việc học sinh đánh nhau trong lớp ở Trà Vinh đến 2 tháng nhà trường, thầy cô mới biết.

Theo Văn Chung/VietNamnet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.