Tranh cãi nảy lửa bài toán "bảy mươi bốn" hay "bảy mươi tư"

Một bức ảnh đăng tải trên một diễn đàn có tiếng dành cho giáo viên đang được các thầy cô tranh luận sôi nổi.

Một bức ảnh đăng tải trên một diễn đàn có tiếng dành cho giáo viên đang được các thầy cô tranh luận sôi nổi.

bài toán lớp 1
Bài toán gây tranh cãi về cách đọc số 74

Đề bài trong bức ảnh “Đề cương ôn tập cuối học kỳ II” như sau: “Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. Số 74 đọc là: A. Bảy mươi bốn, B. Bảy mươi tư, C. Bảy bốn, D. Bảy tư.”

Học sinh làm bài khoanh tròn vào đáp án “A: Bảy mươi bốn”, nhưng giáo viên chấm bài đã gạch phương án này và chọn phương án “B. Bảy mươi tư”.

Bài toán lớp 1 thu hút hàng trăm lượt bình luận, hầu hết là các giáo viên trên diễn đàn. Cô giáo Nguyễn Thị Thu Hương khẳng định: “Tôi dạy lớp 1 và trong bài số có 2 chữ số trong phạm vi 100 thì người ta bảo học sinh đọc 74 là bảy mươi tư, 21 là hai mươi mốt, không phải một”.

Trong khi nhiều ý kiến cho rằng “bảy mươi tư” hay “bảy mươi bốn” đều đúng, chỉ là cách đọc khác nhau tùy từng vùng miền. “Sách nào dạy "bảy mươi bốn" là sai mà "bảy mươi tư" là đúng. Quy định nào mà từ 1 đến 100 nói 74 đọc là bảy mươi tư. Vậy 14 đọc là mười tư à” – độc giả Thu Hương tranh luận.

bài toán lớp 1
Bài toán được đăng tải trên một diễn đàn dành cho giáo viên 

Một giáo viên khác chia sẻ: “Có môt số quy định lưu ý học sinh khi đoc. Nếu hàng đơn vị là chữ số 4 thì các số có chữ số hàng chục từ 2 trở đi ta đoc chữ số 4 đó là tư. Tương tự vậy với chữ số 5 ở hàng đơn vị thi đoc là lăm. Chữ số 1 ở hàng đơn vị đọc là mốt. Đó là những lưu ý học sinh khi dạy đọc các số trong pham vi 100 ở lớp 1”.

Ngược lại, chị Hồng Gấm cho rằng: “Mấy ông bà soạn sách giáo dục làm phức tạp mấy con số lên, hồi mình đi học sách cũ có nhầm lẫn gì đâu mà giờ lại sửa”.

Hay như chị Minh Nguyên than phiền: “Rõ khổ. Bảy mươi bốn hay bảy mươi tư thì khác nhau chỗ nào chứ? Ông bà mình người miền Tây, xưa nay cũng "bảy bốn" có chết ai đâu. Giáo dục cứ cải cách tiểu tiết. Làm giáo dục riết mình cũng nhiều lúc ngẫm mà xót. Kiến thức thì loạn cào cào. Đạo đức thì cứ nghe kêu gào xuống cấp”.

“Cái này tùy từng trường hợp để áp dụng thôi. Nói ai đúng ai sai đều không phải. Cũng giống như trường hợp thứ 4 thì đọc là thứ tư hay thứ bốn....” – một độc giả khác dẫn dụ. 

Theo VietNamNet


Cách giải toán


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.