- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Có 2 bằng đại học, vẫn bỏ việc về quê nuôi lợn, chăn vịt, và... thành tỷ phú
Với 2 tấm bằng đại học trong tay, nhưng anh Nhật đã chọn cho 1 mình quyết định không giống ai là bỏ việc về quê… nuôi lợn và chăn vịt.
Đó là câu chuyện của anh Phạm Văn Nhật (sinh năm 1982, xóm 4, xã Khánh Tiên, huyện Yên Khánh, Ninh Bình).
Giữa trưa hè cuối tháng 5, nắng như đổ lửa, nhưng khi đến thăm chúng tôi đến thăm trang trại vịt trời của Nhật thì cảm giác khác hẳn. Trang trại vịt trời của anh nằm cạnh dòng sông Đáy, xung quanh cây cối um tùm mát mẻ. Tiếp chúng tôi, anh Nhật phân trần: “Nuôi các con vật đặc sản thì phải tạo được môi trường sống tự nhiên hoang dã cho nó, thế mới cho hiệu quả cao”.
Bỏ đô thị về làng làm nghề nông
Thế nhưng, ước muốn được làm chủ chính mình và làm giàu ngay chính quê nhà cứ thôi thúc anh. Đến thời điểm 3 năm sau ngày ra trường, anh từ bỏ đô thị phồn hoa trở về quê, đấu thấu 0,3ha đất ở xã Khánh Hải (Yên Khánh) rồi bỏ vốn làm trang trại nuôi các loại con đặc sản như nhím, lợn rừng. “Sở dĩ tôi chọn vật nuôi đặc sản để phát triển kinh tế bởi 3 năm dẫn khách du lịch, tôi để ý thấy các món ăn được chế biến từ các loại con đặc sản, hoang dã rất hút khách, nhiều khi không đủ để đáp ứng yêu cầu khách hàng” – anh Nhật chia sẻ.
Để thuyết phục người thân ủng hộ quyết định của mình, anh Nhật không làm theo kiểu “quay ngoắt 180 độ”. Một mặt làm trang trại, một mặt anh xin ứng tuyển vào phòng kinh doanh của Tập đoàn Mobifone - chi nhánh Ninh Bình. “Bố mẹ và mọi người cứ nghĩ tôi làm nông thời gian ngắn sẽ “sáng mắt” và sớm muộn cũng bỏ cuộc. Nhưng cách đây 2 tháng, tôi xin nghỉ hẳn ở Mobifone để làm “nông dân chính hiệu”. Lần này không ai phản đối gì nữa. Thu nhập vững chắc từ trang trại là sức thuyết phục lớn nhất đối với mọi người” - anh Nhật cho biết.
Anh bắt đầu khởi nghiệp với 300 con nhím. Lứa nhím đầu tiên, anh đem lên Hà Nội chào hàng. Thấy giá thành cao, việc tiêu thụ thuận lợi, anh mở rộng quy mô nuôi lên 1.000 con lứa. Giữa năm 2010, thấy thị trường nuôi nhím bão hòa, anh chuyển sang nuôi lợn rừng. Về Cúc Phương, anh tìm mua 30 con nái giống lợn rừng về nuôi thử. Sau 5 năm chăn nuôi, đến nay đàn lợn rừng gia đình anh đã phát triển lên 300 con giống bố mẹ và một đàn 500 con lợn rừng thương phẩm. Từ việc bán con giống và chăn nuôi lợn rừng thương phẩm, mỗi năm gia đình anh có doanh thu 1,1 tỷ đồng. Trừ chi phí, anh thu về trên 600 triệu đồng.
“Thức ăn là yếu tố quan trọng nhất trong chăn nuôi lợn rừng, vì nếu không cẩn thận thì thịt lợn rừng sẽ giống thịt lợn nhà. Như vậy sẽ mất đi ưu thế cạnh tranh trên thị trường. Giống lợn rừng của tôi thịt săn chắc, ngon, ngọt tự nhiên nên được rất được khách hàng ưa chuộng” - anh Nhật phân tích.
Hai bằng đại học để làm nông dân
Để việc làm ăn của mình bài bản, năm 2012, anh Nhật quyết định học thêm văn bằng hai chuyên ngành Quản trị kinh doanh của Đại học Kinh tế quốc dân. Lúc đó, anh vừa học, vừa làm việc ở Tập đoàn Mobifone, vừa làm ông chủ trang trại. Có thể nói khoảng thời gian ấy vô cùng vất vả với anh. “Nhiều người bảo tôi là gàn, học đại học để làm ông này bà nọ, chứ học đại học về làm ông nông dân thì học làm gì? Tôi luôn tâm niệm trang trại của mình phải hướng đến sự quy mô, chuyên nghiệp, sản xuất theo hướng hàng hóa vững chắc. Vì thế việc học quản lý rất cần thiết với tôi”- anh Nhật nhớ lại.
Chủ trang trại Phạm Văn Nhật: Nhiều người bảo tôi là gàn, học đại học để làm ông này bà nọ, chứ học đại học về làm ông nông dân thì học làm gì? Tôi luôn tâm niệm trang trại của mình phải hướng đến sự quy mô, chuyên nghiệp, sản xuất theo hướng hàng hóa vững chắc. Vì thế việc học quản lý rất cần thiết với tôi. |
Đầu năm 2013, trong một lần đi giao hàng, anh Nhật được 1 ông chủ khách sạn gợi ý nuôi thêm giống vịt trời. Tìm hiểu thấy giống vịt trời này hoàn toàn phù hợp với điều kiện địa phương mình, anh bèn tìm về Bắc Giang mua 500 con vịt trời, chia thành nhiều nhóm nhỏ thử nghiệm những cách nuôi khác nhau để tìm ra cách nuôi nào cho hiệu quả cao nhất. Anh chia sẻ không giấu giếm: “Đối với vịt trời thì môi trường sống quyết định thành công đến 90%, nên tôi xây dựng trại, lán hoang dã, gần gũi với tự nhiên. Trong quá trình nuôi, tôi thấy để vịt có chất lượng thịt thơm ngon thì chỉ cho ăn cám trong vòng 1 tháng đầu, từ tháng thứ 2 trở đi thì 80% thức ăn bằng lúa. Còn muốn khi vịt không có lông măng khi làm thịt, trong quá trình nuôi nên để nền chuồng bằng cát”.
Tuy mới chỉ nuôi vịt trời hơn 1 năm, nhưng anh đã phát triển quy mô 1.000 con vịt giống bố mẹ, và 9.000 vịt thương phẩm/lứa, mỗi năm 4 lứa. Giống vịt trời anh nuôi là vịt trời mỏ vàng, chân đỏ đang rất được ưa chuộng trên thị trường. Với giá bán 120.000 đồng/con, năm vừa rồi anh có khoản thu 1,4 tỷ đồng. Trừ chi phí đầu tư, anh bỏ túi 300 triệu đồng/năm (cả tiền công và lãi). Ngoài ra, anh còn để ra được 4.000 con vịt trời làm giống, anh định giá gần 400 triệu đồng.
Nói về hướng đi sắp tới, anh Nhật tiết lộ: “Tôi đang đầu tư trang trại nuôi vịt trời và lợn rừng rộng 22 ha ở xã Khánh Tiên, tổng số vốn đầu tư khoảng 3 tỷ đồng. Dự kiến, 6 tháng tới trang trại sẽ hoàn thiện và đi vào hoạt động. Tôi đã tính toán kỹ, sau 1 – 1,5 năm tôi sẽ thu hồi hết vốn đầu tư”.
Bạn đã khởi nghiệp như thế nào? Bạn đã thành công hay thất bại? Tintuconline mời độc giả chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp của mình bằng cách gửi email tới địa chỉ tintuconline@vietnamnet.vn hoặc comment bên dưới bài viết. |
Theo Dân Việt
-
Làm giàu05/01/2021Chốt cho một năm thắng đậm chưa từng có, tháng giáp Tết Nguyên đán này, lão nông thương binh ở Sơn La bán thêm 2.500 con lợn thịt, dự kiến thu về hơn 20 tỷ đồng.
-
Làm giàu01/10/2020Những chiếc bánh Trung thu vẽ tay của chị Trường An khiến bao người phải ngỡ ngàng, không nỡ ăn vì quá đẹp và độc đáo, đây cũng là sự đột phá mới mẻ, tạo ra câu chuyện mới cho mùa Trăng Rằm Tháng 8.
-
Làm giàu08/08/2020Kho báu lan đột biến được gia đình "lão nông" ở Đông La (Hoài Đức, Hà Nội" kỳ công chăm sóc, bảo vệ, bởi đó là cả một gia tài khổng lồ.
-
Làm giàu26/06/2020Gần đây, lan đột biến bất ngờ lên cơn sốt, nhiều giò lan có giá tới hàng tỷ, thậm chí chục tỷ đồng. Vậy có đúng lan đột biến có giá cao ngất như vậy hay chỉ là chiêu trò thổi giá của dân buôn lan?
-
Làm giàu26/06/2020Dù thu nhập của hai vợ chồng chỉ quanh quẩn mức hơn 20 triệu đồng mỗi tháng, nhưng nhờ một chút liều lĩnh và tư duy không giống số đông mà chị Ân, anh Toản đã sở hữu cho mình hai ngôi nhà tại Hà Nội.
-
Làm giàu19/06/2020Thay đổi quá trình thụ phấn để “ép” cây bưởi Diễn cho 15 vạn quả thành công, chàng sinh viên bán kem dạo năm xưa nay thành nông dân tỷ phú.
-
Làm giàu18/06/2020Nhờ lời rủ từ một người bạn mà gia đình anh Duy chị Duyên (Nam Định) đã thoát khỏi cơn ác mộng mang tên giá điện cao trong những năm tháng đi thuê trọ.
-
Làm giàu17/06/2020Trên diện tích 900 m2, anh Trần Văn Dũng, xã Phục Lễ (huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) đầu tư chuồng trại nuôi chim công, đem lại thu nhập cao cho gia đình.
-
Làm giàu16/06/2020Có môi trường, có cơ hội, tội gì mà không kiếm thêm đồng ra đồng vào?
-
Làm giàu12/06/2020Nhiều người coi việc mua nhà ở những khu tập thể cũ là một kênh đầu tư để hy vọng khi cải tạo hoặc xây mới, có thể đổi được sang căn hộ đẹp hơn mà vẫn ở vị trí này.
-
Làm giàu10/06/2020Vừa làm kế toán tại một doanh nghiệp, nhờ tự mày mò, người phụ nữ này đã bập bẹ kinh doanh yến sào, trà mãng cầu Sóc Trăng để tăng thu nhập.
-
Làm giàu09/06/2020Sau hơn 10 năm theo cái nghề “mà cả xã hội chẳng ai muốn làm”, với số tiền kha khá dành dụm được, năm 2019 vợ chồng chị Luyến đã xây nhà 2 tầng khang trang ở quê.