- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Hot girl buôn gạo thành công trên đất Mỹ với thu nhập khủng
Hải Lý đã quyết định “tiến công” sang Mỹ làm lại từ đầu với hai bàn tay trắng bằng việc kinh doanh thời trang.
Đinh Hải Lý (SN 1988, Kon Tum) hiện đang là một bà chủ kinh doanh thời trang trên đất Mỹ với mức thu nhập khiến nhiều người “mắt tròn mắt dẹt”.
Tuy nhiên, con đường đi đến thành công của cô nàng không được trải hoa hồng như nhiều người vẫn nghĩ. Sở hữu vẻ ngoài tiểu thư, đài các nhưng Hải Lý đã phải trải qua nhiều gian trân, khó khăn trước khi chạm tay tới thành công như ngày hôm nay.
Không thi Đại học để dành thời gian đi…buôn lúa gạo
Tự nhận mình là một cô gái không có nhiều điểm nổi trội, Hải Lý cho rằng bản thân chỉ thích…đi làm và kiếm tiền.
Không thi Đại học, cô nàng xinh đẹp cá tính này quyết định dấn thân vào con đường kinh doanh khi tuổi đời còn trẻ, với mục đích duy nhất: Kiếm thật nhiều tiền.
“Lúc đó mình không tính làm Bill Gate đâu, nhưng mình thực sự muốn có thật nhiều tiền. Mục đích cuối cùng của việc học hay làm bất cứ thứ gì cũng là muốn kiếm tiền mà thôi.
Với mình, tiền làm ra dành cho chính bản thân, có tiền rồi muốn giải quyết bất cứ thứ gì cũng được”, cô nàng thẳng thắn chia sẻ.
Ban đầu, Hải Lý làm công việc sale cho một công ty quảng cáo mạng. Sau đó cô nàng chuyển về làm bộ phận sale cho một công ty xuất nhập khẩu nông sản, rồi lên làm trợ lý phó tổng giám đốc sau một thời gian ngắn vì khẳng định được năng lực xuất sắc của mình.
“Nổi bật nhất trong công việc của mình là thời gian 3 năm mình bôn ba, “lăn lộn” ở Thái Lan - Campuchia - Việt Nam.
Mình đã đi đến từng vùng lúa Việt Nam, rồi khảo sát từng vùng lúa ở các nước bạn, học cách thử gạo và ép gạo. Quãng thời gian đó có thể là bài học đắt giá nhất về đồng tiền mà mình từng được học”, Hải Lý không ngần ngại chia sẻ về công việc của mình.
Thời điểm đó, cô nàng đã có thu nhập hơn 120 triệu đồng/tháng. Ba năm bôn ba đã cho Hải Lý cơ hội gặp gỡ rất nhiều người, nhiều lãnh đạo, nhiều chuyến đi với những kinh nghiệm xương máu.
“Có lần mình suýt ngã lộn nhào trong cầu cá tra ở Sóc Trăng. Vì mình vốn sợ rắn, vậy mà một lần đi thu mua lúa, có con rắn đã bò ngang qua chân mình. Mình lấy hết sức hét lớn, đến mức 3 ngày sau vẫn sốt.
Hay có những chuyện, bạn chỉ thấy trên phim thôi nhưng ngoài đời thì đáng sợ hơn nhiều. Hay cả việc phải làm quen với văn hoá nước bạn, tìm hiểu họ suy nghĩ như thế nào, thì mới làm kinh doanh với họ được. Con đường kinh doanh không hề đơn giản”.
Sang Mỹ kinh doanh thời trang, tự tin bỏ túi 15.000 USD/tháng
Vốn không phải là mẫu người an toàn, thậm chí mạo hiểm nên sau khi thành công với công việc buôn bán lúa gạo, Hải Lý quyết định dừng công việc này.
“Mình thấy trong nhiều năm bôn ba, mỗi năm mình sống khác và trưởng thành lên rõ rệt. Mình chấp nhận thử thách.
Vì không có con đường nào, đồng tiền nào, công việc nào dễ dàng. Với mình, sống là thử thách chính bản thân mình và vượt qua bản thân”.
Với suy nghĩ táo bạo đó, Hải Lý buông bỏ tất cả những gì đã đạt được, một mình sang nước Mỹ xa xôi kiếm tiền, bằng hai bàn tay trắng.
“Mình quyết định đi học tiếng nước ngoài, kết bạn với nhiều người đa sắc tộc, cố gắng hiểu văn hoá để hoà nhập và hiểu được họ có gì, cần gì, từ đó tạo cơ hội để chuyển mình.
Lúc mới qua Mỹ, mình còn chưa nghĩ ra mình sẽ làm gì để có 1000 USD nhưng mình vẫn bỏ ra 1000 USD/tháng chỉ để ăn và học ngôn ngữ.
Mình cần mẫn tìm hiểu về văn hoá nước Mỹ, nhất là văn hoá thương mại.
Ban đầu mình tính kinh doanh nhỏ thôi, nhưng sau đó rộ lên rất nhiều bài báo về việc thuốc giả, đồ giả, mọi thứ đều có vẻ trộn giả vào thật thì mình muốn có một nơi mà mọi giá trị thật được quy đổi lại, mua sự thật và bán sự thật”.
Khó khăn ban đầu khi Hải Lý kinh doanh thời trang chính là uy tín, nguồn khách, sự phá giá, sự bấp bênh của thị trường mới, là trái múi giờ và phải sống ngược lại với người dân ở đây.
“Ban đầu mình chưa có nhân viên, phải tự làm nhiều thứ, nên mọi việc rất rối ren. Phải trụ được công việc đó ít nhất 12 tháng mới dám coi đó là công việc để tồn tại.
Mỗi ngày mình đều tự hỏi vì sao những nơi khác có giá tốt, đưa hàng về Việt Nam như thế nào, nguồn nào là đúng chuẩn, sản phẩm nào là nên bán.
Khó nhất là việc ngủ lúc 8 - 9h sáng và dậy lúc 12h để làm tiếp công việc mỗi ngày. Lúc đó, cả gia đình đều phản đối mình làm công việc này, vì con gái thức khuya, ít ngủ sẽ mau già.
Thực sự là sau 3 tháng, mình cũng thấy mình già hẳn ra, nhưng khi mình đặt ra mục tiêu gì, mình đều muốn làm thành công thứ đó đã”.
Tháng 10/2014 là lần đầu tiên Hải Lý bán món hàng đầu tiên cho bạn bè nhưng đến tháng 5/2015 mới là lúc cô nàng bắt tay vào việc đăng bán sản phẩm.
Thời điểm đó Hải Lý thu được 700 USD (khoảng 16 triệu VNĐ) vì buôn bán cho các người quen biết. Mãi tới tháng 10/2015, nghĩa là sau 5 tháng liên tục đăng bán thì thu nhập của cô nàng lên đến 4000 USD.
Đến tháng 1/2016 thì Hải Lý thành lập một công ty kinh doanh thời trang tại Mỹ, với thị trường ngày càng mở rộng.
Là người lấy hàng trực tiếp, biết ngôn ngữ, và hiểu kha khá cách làm ăn của người Mỹ cũng như dịch vụ nơi đây nên Hải Lý đã có 3 nguồn hàng rất ổn.
Trong quá trình kinh doanh, Hải Lý gặp vô vàn những trường hợp “dở khóc dở cười” nhưng khi hỏi về kỷ niệm đáng nhớ nhất, cô không ngần ngại chia sẻ về lần đầu tiên bán hàng của mình.
“Thông thường khi một món hàng có tính giá trị cao thì sẽ không mở ra cho đến khi trao đến tay khách. Lúc ấy son Louboutin vừa ra, có bạn vào đặt 24 cây son, hẹn giao trong 4 tuần.
Chưa đến 2 tuần thì mình đã giao đợt hàng đầu tiên, nhưng một cây son trong đó bị gãy. Cơ bản thì khi một sản phẩm Mỹ được trao về có vấn đề, mình đều có thể báo hãng lấy cái mới.
Mình nhắn bạn ấy là sẽ báo hãng, thì bạn khách bắt đầu ăn vạ ỉ ôi, bảo hàng Mỹ có thể chuyển về trong 7 - 10 ngày, nhưng ai cũng hiểu là không thể làm được điều phi thường là 7 - 10 ngày về Việt Nam được.
Bạn khách viết status than khóc, mọi người vào chia sẻ rồi bảo mình chảnh, nhưng ít có ai đọc và hiểu ra vấn đề.
Sau 2 - 3 ngày để bạn khách than khóc đã đời, mình viết email cho hãng chờ hãng trả lời theo đúng quy tắc rồi viết một status tuyên bố dừng làm ăn, hủy giao dịch đó với bạn khách đó.
Cãi nhau với khách là điều tồi tệ nhất mà mình có thể nghĩ để làm, nhưng một số khách hàng không đúng là thượng đế đâu. Thị phi thì có đủ.
Quan trọng, mình nghĩ cứ theo nguyên tắc trước giờ của mình mà làm là được, không ngoại lệ, thì mới bước qua được”.
“Hiện tại, mình đã có thêm rất nhiều nguồn hàng, càng làm nghiêm túc đào sâu thì càng có nhiều khó khăn, đi qua từng khó khăn thì có thêm kinh nghiệm.
Mức thu nhập bình quân của mình là 15.000 USD/tháng, đó chưa hẳn là thành công nhưng là sự đền đáp xứng đáng cho cố gắng, nỗ lực của mình”, Hải Lý cho biết thêm.
-
Làm giàu05/01/2021Chốt cho một năm thắng đậm chưa từng có, tháng giáp Tết Nguyên đán này, lão nông thương binh ở Sơn La bán thêm 2.500 con lợn thịt, dự kiến thu về hơn 20 tỷ đồng.
-
Làm giàu01/10/2020Những chiếc bánh Trung thu vẽ tay của chị Trường An khiến bao người phải ngỡ ngàng, không nỡ ăn vì quá đẹp và độc đáo, đây cũng là sự đột phá mới mẻ, tạo ra câu chuyện mới cho mùa Trăng Rằm Tháng 8.
-
Làm giàu08/08/2020Kho báu lan đột biến được gia đình "lão nông" ở Đông La (Hoài Đức, Hà Nội" kỳ công chăm sóc, bảo vệ, bởi đó là cả một gia tài khổng lồ.
-
Làm giàu26/06/2020Gần đây, lan đột biến bất ngờ lên cơn sốt, nhiều giò lan có giá tới hàng tỷ, thậm chí chục tỷ đồng. Vậy có đúng lan đột biến có giá cao ngất như vậy hay chỉ là chiêu trò thổi giá của dân buôn lan?
-
Làm giàu26/06/2020Dù thu nhập của hai vợ chồng chỉ quanh quẩn mức hơn 20 triệu đồng mỗi tháng, nhưng nhờ một chút liều lĩnh và tư duy không giống số đông mà chị Ân, anh Toản đã sở hữu cho mình hai ngôi nhà tại Hà Nội.
-
Làm giàu19/06/2020Thay đổi quá trình thụ phấn để “ép” cây bưởi Diễn cho 15 vạn quả thành công, chàng sinh viên bán kem dạo năm xưa nay thành nông dân tỷ phú.
-
Làm giàu18/06/2020Nhờ lời rủ từ một người bạn mà gia đình anh Duy chị Duyên (Nam Định) đã thoát khỏi cơn ác mộng mang tên giá điện cao trong những năm tháng đi thuê trọ.
-
Làm giàu17/06/2020Trên diện tích 900 m2, anh Trần Văn Dũng, xã Phục Lễ (huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) đầu tư chuồng trại nuôi chim công, đem lại thu nhập cao cho gia đình.
-
Làm giàu16/06/2020Có môi trường, có cơ hội, tội gì mà không kiếm thêm đồng ra đồng vào?
-
Làm giàu12/06/2020Nhiều người coi việc mua nhà ở những khu tập thể cũ là một kênh đầu tư để hy vọng khi cải tạo hoặc xây mới, có thể đổi được sang căn hộ đẹp hơn mà vẫn ở vị trí này.
-
Làm giàu10/06/2020Vừa làm kế toán tại một doanh nghiệp, nhờ tự mày mò, người phụ nữ này đã bập bẹ kinh doanh yến sào, trà mãng cầu Sóc Trăng để tăng thu nhập.
-
Làm giàu09/06/2020Sau hơn 10 năm theo cái nghề “mà cả xã hội chẳng ai muốn làm”, với số tiền kha khá dành dụm được, năm 2019 vợ chồng chị Luyến đã xây nhà 2 tầng khang trang ở quê.