Những yếu tố quan trọng giúp bạn trẻ tìm được việc tốt

Để có được một công việc tốt, các bạn trẻ không chỉ cần có kỹ năng cứng, kỹ năng mềm mà còn cần có những phẩm chất nhất định.

Gần đây, câu chuyện một bạn trẻ cầm tấm bìa, trên đó ghi hoàn cảnh của mình, với mong muốn kiếm được việc làm nhận được rất nhiều ý kiến của độc giả. Đa phần, các độc giả cho rằng bạn trẻ đó nên chứng minh mình có khả năng làm được việc chứ không nên lấy lý do cần tiền mua sữa cho con để được thương hại.

Trong xã hội hiện nay, không ít các bạn sinh viên tốt nghiệp đại học thất nghiệp. Việc xin việc đúng là không hề dễ. Để có được một công việc tốt, các bạn trẻ không chỉ cần có kỹ năng cứng, kỹ năng mềm mà còn cần có những phẩm chất nhất định. Xin giới thiệu bài viết của tác giả Nguyễn Duy Nhân, hiện đang công tác trong lĩnh vực marketing về những yếu tố quan trọng để giúp bạn trẻ tìm được một công việc tốt.

>> Cử nhân ĐH giơ bảng xin việc giữa đường để mua sữa cho con

>> Đứng ngoài đường cầm bảng xin việc: Nhục nhã?

1. Kỹ năng chuyên môn

Hay còn gọi là phần cứng của một nhân sự. Ví dụ: tuyển một lập trình viên người đó phải biết về lập trình, tuyển giám đốc nhân sự người đó phải có tối thiểu 7 năm kinh nghiệm trở lên và trong đó có ít nhất 3 năm làm quản lý.



Đây là yếu tố cần cho công việc sẽ đảm nhận. Và trong xã hội bằng cấp hiện nay, hầu hết chúng ta dành 80% thời gian cho phần cứng này.

Nhưng một nhân viên đáp ứng đầy đủ khả năng chuyên môn, yêu cầu của công ty đặt ra thì việc người đó thành công và gắn bó lâu dài với công ty cũng chỉ chiếm 20% mà thôi.

2. Kỹ năng mềm


Nhiều người đã quan tâm hơn đến các kỹ năng mềm để đáp ứng yêu cầu công việc. Như kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian … Vài năm trở lại đây, rộ lên rất nhiều trung tâm mở ra để đào tạo về những kỹ năng đó. Vậy phải chăng kỹ năng mềm là những tấm bằng chứng nhận? Và học như thế nào thì mới có thể trở thành kỹ năng?

Mọi người đều biết rằng kỹ năng mềm có tầm quan trọng ảnh hưởng đến sự nghiệp và cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, cũng như kỹ năng cứng, kỹ năng mềm chiếm chỉ 20% trong sự thành công của một người.

Vậy đâu là yếu tố quan trọng?

3. Thái độ- Giá trị- Niềm tin


Hãy thử nghĩ xem, nếu công ty tuyển chọn một nhân viên kỹ thuật được đào tạo bài bản các kiến thức chuyên môn, có kỹ năng mềm tốt nhưng chỉ thiếu duy nhất đó là tinh thần trách nhiệm.Vậy chúng ta có nên chấp nhận hay không?

Không nhà tuyển dụng nào muốn tuyển một nhân viên liên tục phàn nàn, đổ lỗi và phán xét hành động của người khác. Điều đó có giúp doanh nghiệp và chính bản thân người đó vươn xa không? Và sẽ như thế nào nếu một người làm Marketing lại không hề yêu thích, đam mê đối với thương hiệu, sản phẩm họ phụ trách !?

Giá trị sống - Giá trị cốt lõi của một người sẽ quyết định người đó hành xử như thế nào trong công việc và cuộc sống.

Thái độ đúng- Giá trị đúng- Niềm tin đúng: chiếm 50%

Hãy đặt những câu hỏi để biết được thái độ của người đó đối với cuộc sống, với chính bản thân của mình, đưa ra những câu hỏi xử lý tình huống để khám phá bản thân họ.

4. Và 10% còn lại nằm ở đâu?

Không phải những người đáp ứng tất cả yếu tố trên đều phù hợp với tất cả công ty. Cũng như không phải một chàng trai đẹp, lý tưởng, nhà giàu, học giỏi sẽ yêu một cô gái đảm đang, giỏi giang. Sự tương thích quyết định 2 bên có đồng hành cùng nhau được không.

Đây cũng là yếu tố quyết định cuối cùng cho sự thành công và gắn bó lâu dài của một nhân viên đối với một tổ chức: 10% tương hợp.

Phần cứng có thể học được, phần mềm có thể luyện thêm, nhưng nếu giá trị sống và thái độ của người đó không đúng đắn thì muốn thay đổi điều đó thật không dễ dàng. Nhất là ngày nay, nhiều bạn trẻ vẫn mãi theo đuổi hình thức ảo, tập trung vào bề nổi - phần cứng mà bỏ lơ phần mềm, bỏ quên đi giá trị cốt lõi của bản thân thì khó có thể xin được việc làm tốt.

Nguyễn Duy Nhân/ VietNamNet


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.