Phân biệt chậm nói đơn thuần và chậm nói tự kỷ, 6 dấu hiệu dưới đây sẽ giúp bố mẹ nhận ra con đang ở tình trạng nào

Sự phân biệt này sẽ giúp bố mẹ trong việc xác định tình trạng của con mình.

4 điều quan trọng mẹ cần lưu ý khi con chậm nói 

Từ 0 đến 2 tuổi, trẻ sẽ trải qua các mốc phát triển rất nhanh chóng, từ biết lẫy, ngồi, bò, học nói, học đi, học ăn... Từng giai đoạn con học thêm được một điều mới đều khiến bố mẹ vô cùng hào hứng, tuy nhiên không phải đứa trẻ nào cũng phát triển như nhau, có bé nhanh ở mốc này nhưng lại chậm ở mốc khác, bởi vậy việc bố mẹ cần làm là tập trung theo dõi và xem con mình đang ở giai đoạn nào. 

Hiện nay, khi tỷ lệ trẻ bị tự kỷ tăng cao thì nhiều cha mẹ lại hết sức lo lắng khi thấy bé nhà mình chậm nói. Chậm nói có phải là tự kỷ không, cần làm gì để giúp trẻ tự kỷ chậm nói có thể phát triển bình thường như những đứa trẻ khác là vấn đề mà nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Có rất nhiều bố mẹ thấy con chậm nói, ít nói hơn các bạn cùng tuổi thì nghĩ là con mắc chứng tự kỉ. Nhưng thực sự có phải con bạn đang mắc tự kỉ không, hay chỉ là chậm nói đơn thuần là thắc mắc của nhiều phụ huynh. 

Chậm nói đơn thuần và tự kỷ là hai hội chứng rất dễ nhầm lẫn vì có một số triệu chứng điển hình giống nhau như chậm nói, ít các cử chỉ hành động, ít biểu lộ cảm xúc, không quay đầu lại khi người lớn gọi... Không phải trẻ chậm nói nào cũng mắc bệnh tự kỷ. Đồng thời mức độ nguy hiểm của tự kỷ thường trầm trọng hơn rất nhiều nên cần có hướng điều trị chính xác cho từng trường hợp.

Dưới đây là một số dấu hiệu phân biệt sự khác nhau giữa trẻ chậm nói đơn thuần và trẻ chậm nỏi tự kỉ, các bố mẹ có thể tham khảo, đưa con đi khám kịp thời. Việc phân biệt đúng trẻ chậm nói đơn thuần với trẻ tự kỷ chậm nói giúp ba mẹ can thiệp sớm nếu bé có bất thường, để có cơ hội được phát triển như những đứa trẻ bình thường khác.

Phân biệt chậm nói đơn thuần và chậm nói tự kỷ, 6 dấu hiệu dưới đây sẽ giúp bố mẹ nhận ra con đang ở tình trạng nào-1
Dành thời gian ở bên con, giao tiếp và kết nối thường xuyên sẽ giúp trẻ nhanh biết nói. Ảnh minh họa.

 1. Giao tiếp bằng ánh mắt

- Trẻ chậm nói đơn thuần: dù không nói được nhưng mắt vẫn sẽ tập trung khi nghe mẹ nói.

- Trẻ chậm nói tự kỉ: mắt liếc ngang liếc dọc, không nhìn mẹ. Trẻ thích dùng cử chỉ hơn lời nói khi giao tiếp cho đến khi được 18 tháng tuổi. Giảm tương tác xã hội ví dụ như tránh giao tiếp ánh mắt với cha mẹ, không quay đầu khi cha mẹ gọi, ánh mắt thiếu linh hoạt, thích chơi một mình hơn là chơi cùng các bạn bè đồng trang lứa.

2. Phản ứng với sự việc xảy ra xung quanh

- Với trẻ chậm nói đơn thuần: tuy chưa nói được nhiều nhưng các bé vẫn sẽ phản ứng rất nhanh khi có người gọi tên, trừ những lúc con quá mải chơi, hoặc tập trung làm việc gì đó.

- Còn trẻ chậm nói tự kỉ: con thường là sẽ không phản ứng lại khi có người gọi tên con, hoặc có nhưng ít. Thiếu khả năng giao tiếp ngôn ngữ như không thể hiểu ngay cha mẹ nói gì, không có biểu hiện bập bẹ nói theo, ít bắt chước. 

3. Khả năng tập trung

- Trẻ chậm nói đơn thuần: có khả năng tập trung tốt hơn, con lắng nghe, nhìn chăm chú và có thể làm theo mẹ nói.

- Với trẻ chậm nói tự kỉ thì 1 là mắt liếc ngang liếc dọc, 2 là táy máy, hoặc con có nghe nhưng không làm theo được. Có hành vi lặp đi lặp lại, rập khuôn, bất thường ví dụ như thường xuyên vặn xoắn tay, tự nhiên vỗ tay hay đập tay vào bàn không thể kiểm soát. Trẻ cũng có thể lặp đi lặp lại một lời nói vô nghĩa mà bé vô tình nghe được ở đâu đó.

Phân biệt chậm nói đơn thuần và chậm nói tự kỷ, 6 dấu hiệu dưới đây sẽ giúp bố mẹ nhận ra con đang ở tình trạng nào-2
Hãy quan sát để biết con bạn đang ở tình trạng nào. Ảnh minh họa.

4. Chơi đùa với bố mẹ và bạn bè

- Trẻ chậm nói đơn thuần thích chơi với mọi người và buồn khi bị bỏ lại 1 mình.

- Trẻ chậm nói tự kỉ thì thích tương tác chơi đùa với đồ vật hơn là chơi với người. 

5. Khả năng nghe - hiểu - biểu lộ cảm xúc

- Trẻ chậm nói đơn thuần thường nghe và cười đáp ứng với bố mẹ khi nghe thấy chuyện vui, chuyện làm con thích thú, tức là con vẫn có khả năng nghe hiểu, chỉ là chưa nói được ra.

- Trẻ chậm nói tự kỉ thì rất ít khi cười đáp ứng lại bố mẹ, có thì rất hiếm hoi, chỉ cười khi con bị làm nhột hoặc cười lớn nhưng không đúng tình huống.

6. Cách giao tiếp với người khác

- Trẻ chậm nói đơn thuần con vẫn sẽ biểu hiện mong muốn của mình bằng cách sử dụng ngón trỏ, chỉ và đồ con muốn lấy.

- Trẻ chậm nói tự kỉ thì thường không dùng các cử chỉ tay mà kéo bố mẹ thôi. Có xu hướng tự làm đau bản thân như đập tay vào đầu, đập đầu vào tường hay cào cấu bản thân, có xu hướng đi nhón chân, rối loạn giấc ngủ...

Phân biệt chậm nói đơn thuần và chậm nói tự kỷ, 6 dấu hiệu dưới đây sẽ giúp bố mẹ nhận ra con đang ở tình trạng nào-3
Ảnh minh họa.

Đến giai đoạn 2-3 tuổi, nếu bé có những biểu hiện sau thì nên cho con đi khám

- Chỉ biết bắt chước hành động, âm thanh mà không tự mình phát âm từ hoặc cụm từ. 

- Không biết tuân theo các chỉ dẫn đơn giản. 

- Chỉ nói được một số từ ngữ quen thuộc, lặp đi lặp lại, không biết dùng ngôn ngữ để trò chuyện với người khác. 

- Có giọng nói khác thường (bắt chước tiếng con vật, giọng nghe the thé…). 

- Phát âm khó nghe. Thông thường, ba mẹ sẽ hiểu được ½ số từ trẻ nói khi bé được 2 tuổi và hiểu được ¾ số từ bé nói khi được 3 tuổi. Đến khi 4 tuổi phải nghe hiểu được hết, thậm chí người lạ cũng hiểu được những gì bé nói.

Khi mắc hội chứng tự kỷ, bé sẽ có những biểu hiện sau

- Trẻ được 1 tuổi nhưng chưa biết bập bẹ và không có các động tác chỉ trỏ gây chú ý. 

- Trẻ không nói được bất kỳ từ nào khi được 16 tháng tuổi. Khi được 24 tháng tuổi, trẻ không nói được câu nào gồm 2 từ. 

- Khi được 14 – 16 tháng tuổi, trẻ đã có một số kỹ năng ngôn ngữ nhưng bỗng nhiên mất hẳn, có thể xuất hiện sau một sự kiện như một trận ốm, nằm viện, ngã, lên sởi... 

- Trẻ không có hứng thú kết bạn. Trẻ không bị lôi cuốn bởi đồ chơi, trò chơi. Trẻ ít hoặc không tiếp xúc mắt. 

- Trẻ không trả lời, không ngoảnh mặt khi được nghe gọi tên. Không hay nhìn ai nhưng lại nhìn lâu vào đồ vật có động tác đơn giản như quạt đang quay. 

- Không có động tác giơ tay đòi bế. Không thích người khác đụng vào người. Thường lặp đi lặp lại một vài động tác như lắc lư người, đập đập tay. 

- Khi không đồng ý hoặc giận dữ có thể hét lên chói tai, đập tay xuống sàn nhà, bứt tóc, đập đầu vào tường... 

- Cực nhạy cảm với một số mùi vị và âm thanh. 

Phân biệt chậm nói đơn thuần và chậm nói tự kỷ, 6 dấu hiệu dưới đây sẽ giúp bố mẹ nhận ra con đang ở tình trạng nào-4
Ảnh minh họa.

Hướng điều trị trẻ tự kỷ chậm nói

Với chứng chậm nói tùy thuộc vào từng nguyên nhân nhưng điều trị càng sớm sẽ càng giúp quá trình hồi phục ngôn ngữ đạt kết quả tốt hơn. Dù vậy ở chứng tự kỷ việc điều trị sớm ngay từ giai đoạn 12- 36 tháng đầu đời sẽ mang đến kết quả tuyệt vời để trẻ có thể hòa nhập với xã hội như bình thường.

Trong cả hai hội chứng này, sự hỗ trợ của gia đình là điều vô cùng cần thiết. Gia đình cần dành nhiều thời gian để nói chuyện, giúp bé nhận thức xung quanh, hiểu ngôn ngữ và biểu cảm để bé sớm có thể phát triển khả năng ngôn ngữ và giao tiếp hơn. Ngoài ra các bác sĩ cũng khuyến khích nên đưa bệnh nhân mắc cả hai hội chứng này đến các cơ sở phục hồi ngôn ngữ chuyên biệt để được hỗ trợ.

Trên đây là một số thông tin về cách phân biệt trẻ chậm nói và trẻ tự kỷ, tuy nhiên chỉ mang tính chất tham khảo. Rất khó để tự phân biệt hai hội chứng này mà cần có sự thăm khám chính xác từ bác sĩ chuyên môn. Quan sát và phát hiện các triệu chứng bất thường từ con ngay từ các giai đoạn đầu là cách tốt nhất để hạn chế các ảnh hưởng xấu đến sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.

Theo Phụ nữ Việt Nam

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phunuvietnam.vn/phan-biet-cham-noi-don-thuan-va-cham-noi-tu-ky-6-dau-hieu-duoi-day-se-giup-bo-me-nhan-ra-con-dang-o-tinh-trang-nao-22202246225447720.htm

Nuôi con


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.