6 hành vi của cha mẹ khiến con lớn lên sống ỷ lại, thiếu tự lập, không thể làm chủ cuộc đời

Nếu bạn có những dấu hiệu dưới đây trong quá trình nuôi dạy con thì bạn đang tước đoạt quyền được lớn lên, trưởng thành của con.

1. Cha mẹ an bài

Trong quá trình nuôi dạy trẻ, vì yêu thương và quan tâm nên nhiều cha mẹ không muốn con "động tay, động chân" vào việc gì. Họ sốt sắng thu xếp, giải quyết ổn thỏa mọi việc giúp con. Giáo dục kiểu này còn gọi là "Nuôi con kiểu an bài", khiến trẻ nảy sinh tâm lý ỷ lại, thui chột kỹ năng.

Trong mọi vấn đề, kiểu cha mẹ này luôn thay con giải quyết tất cả. Chẳng hạn như họ dọn phòng ốc cho con, đưa ra sự lựa chọn và lên kế hoạch cho con, đứng ra giải quyết các mối quan hệ giữa con với mọi người xung quanh… Những sắp xếp của cha mẹ đã biến tình yêu thương dành cho con trở thành một kiểu tước đoạt, vô tình khiến trẻ bị tổn thương.

Vậy làm thế nào để cha mẹ thoát khỏi tâm lý sắp xếp, làm thay con?

Người xưa từng nói: "Cha mẹ thương con thì phải tính kế lâu dài, không nên chỉ quan tâm đến những điều được - mất trước mắt, mà phải nghĩ đến sự phát triển lâu dài của con".

Cha mẹ nên tỉnh táo hiểu rằng, một ngày nào đó con sẽ rời gia đình, bước vào xã hội với tư cách là một cá nhân độc lập. Rồi trẻ sẽ có cho mình tổ ấm riêng, phải có trách nhiệm với gia đình nhỏ của mình. Vì thế, đừng để trẻ trở thành đứa trẻ "an bài", đợi người khác sắp xếp, vần xoay cuộc đời. Hãy dạy trẻ cách sống tự lập ngay khi trẻ còn nhỏ.

6 hành vi của cha mẹ khiến con lớn lên sống ỷ lại, thiếu tự lập, không thể làm chủ cuộc đời-1

"Nuôi con kiểu an bài", khiến trẻ nảy sinh tâm lý ỷ lại, thui chột kỹ năng. Ảnh minh hoạ

2. Cha mẹ sẵn sàng đáp ứng tất cả mọi đòi hỏi của con

Nhiều cha mẹ luôn có suy nghĩ phải làm sao để con được mặc những bộ đồ đẹp nhất, đắt nhất, sành điệu nhất; và phải có những đồ chơi mà tất cả những đứa trẻ khác đều có. Do đó, các bậc phụ huynh sẵn sàng đáp ứng tất cả mọi đòi hỏi của con mà không đắn đo suy nghĩ rằng điều đó có thực sự cần thiết.

Chính tâm lý phải dành những gì tốt nhất cho con mà không đòi hỏi con phải có sự nỗ lực để có được chúng là một trong những cách bố mẹ làm hư con nhanh nhất. Làm như vậy con của bạn sẽ trở thành người chỉ biết đòi hỏi và dựa dẫm vào bố mẹ.

3. Cha mẹ luôn nói "Có" với con

Nghiên cứu về liên kết gene với hành vi ích kỷ ở trẻ em, đăng trên tạp chí Science Daily năm 2013 chỉ ra những đứa trẻ được cha mẹ nuông chiều khi lớn sẽ chỉ quan tâm đến bản thân. Trẻ ít thể hiện sự đồng cảm, có cách cư xử không đúng mực với những người khác và thiếu đạo đức làm việc.

Để con có lòng trắc ẩn đòi hỏi bạn phải đôi khi biết cách từ chối. Không dọn dẹp hộ con, không đồng ý mua những thứ con thích, và con không được nói chuyện theo cách đó.

Đưa ra hậu quả cho những hành động không lành mạnh của con sẽ hỗ trợ khả năng nhìn nhận tình huống từ nhiều góc độ khác nhau.

4. Cha mẹ không cho phép con có cơ hội mắc lỗi

Vì muốn con trở thành một người hoàn hảo trong mắt mình và đặc biệt là trong mắt mọi người, cho nên nhiều cha mẹ đã can thiệp vào mọi việc của con nhằm mục đích không để cho con mắc bất cứ một sai lầm nào.

Chính việc không cho phép con có cơ hội mắc lỗi sẽ khiến trẻ không nhận thức đúng về bản thân, khi gặp phải trường hợp không như mong muốn, trẻ chỉ biết cầu cứu bố mẹ mà tự bản thân không tìm ra cách để giải quyết vấn đề, lâu dần sẽ khiến khả năng tự lập mất đi.

6 hành vi của cha mẹ khiến con lớn lên sống ỷ lại, thiếu tự lập, không thể làm chủ cuộc đời-2

Việc không cho phép con có cơ hội mắc lỗi sẽ khiến trẻ không nhận thức đúng về bản thân. Ảnh minh hoạ

5. Cha mẹ cho trẻ mọi thứ mà chúng không cần biết ơn

Làm việc vì những thứ chúng sẽ nhận được hoặc là một phần của gia đình sẽ dạy trẻ cách giúp đỡ người khác, điều này giúp chúng hiểu tầm quan trọng của cộng đồng và tinh thần đồng đội.

Trẻ em học cách biết ơn khi chúng không nhận được mọi thứ mà chúng yêu cầu. Cho phép trẻ muốn có thêm một thứ gì đó và hãy dạy con nói "Cảm ơn", ngay cả khi đó là món bánh trái cây nhạt nhẽo.

"Trong nhà, chúng tôi có một tấm bảng trắng ở cửa trước và bọn trẻ phải viết câu trả lời cho một câu hỏi hàng ngày trước khi chúng ra ngoài. Câu hỏi đó thường xoay quanh lòng biết ơn và lời cảm ơn..." - Tiến sĩ, chuyên gia giáo dục Traci Baxley chia sẻ.

6. Cha mẹ luôn kè kè bên con

Không rời con nửa bước vì sợ con sẽ xảy ra chuyện gì là một trong những cách bố mẹ làm con mất đi tính tự lập. Ngay cả việc bé đi nhà trẻ cũng khiến bố mẹ không yên tâm, suốt ngày chỉ ngồi theo dõi camera để xem con có vấn đề gì thì gọi ngay cho cô giáo hay theo con từng bước khi bé chạy chơi ngoài sân đề phòng con ngã còn đỡ dậy.... là những việc làm sai lầm của cha mẹ.

Những kiểu cha mẹ này luôn theo sát con mình, đến nỗi hầu như không làm được việc gì khác. Điều này vừa ảnh hưởng tới công việc của mẹ, vừa làm mất đi tính tự lập ở bé.

Theo GĐXH


tự lập


Bạn trai kém 4 tuổi ham mê cờ bạc nhưng tôi không thể chia tay
Bạn trai tôi thường xuyên "đốt tiền" vào những trò cá cược đỏ đen trên mạng, không ít lần tôi phải đi trả nợ thay cho anh ta. Dù tôi đã nhiều lần chia tay nhưng bạn trai liên tục níu kéo, thậm chí dọa dẫm khiến tôi không thể dứt khoát.
Những điều cần biết về phong thuỷ gương treo tường
Từ xa xưa, gương đã gắn liền tới nhiều yếu tố tâm linh, phong thủy. Gương có khả năng phản chiếu. Nếu chọn cách để gương trong nhà đúng sẽ giúp tài vận nhân đôi, còn ngược lại sẽ hình thành những ám khí không tốt.
Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.