Bé 19 tháng mới gọi ''bố, mẹ, bà'' có sao không? Nếu con có biểu hiện này thì hãy đưa bé đi khám ngay lập tức

Bố mẹ hãy lưu ý một số dấu hiệu của con để có thể đưa ra giải pháp kịp thời nhé.

Mỗi bé sẽ có những giai đoạn phát triển khác nhau, từ tháng biết lẫy, biết bò, biết đi cho đến bi bô tập nói đều không có thời gian quy định chung nào cả. Tuy nhiên, khi đã làm bố mẹ, các bậc phụ huynh cũng ít nhiều cảm thấy băn khoăn và áp lực khi thấy con mình có những biểu hiện chậm hơn so với các bạn đồng trang lứa.

Một bà mẹ có con 19 tháng tuổi đã đặt ra câu hỏi: ''Thưa bác sĩ, bé nhà mình 19 tháng tuổi mới bắt đầu biết nói ba, mẹ, bà thì có sao không''. Để giải đáp vấn đề này, bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng – Giảng viên Bộ môn Nhi Khoa, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, BS Bệnh viện Nhi đồng 2, đồng thời cũng là bác sĩ Nhi khoa được nhiều mẹ Việt tin tưởng, yêu mến đã đưa ra lời khuyên về độ tuổi biết nói của bé để các bố mẹ lưu ý.

Bé 19 tháng mới gọi bố, mẹ, bà có sao không? Nếu con có biểu hiện này thì hãy đưa bé đi khám ngay lập tức-1

Nếu con bạn rơi vào các trường hợp sau có nghĩa là bé đang có vấn đề về ngôn ngữ, việc cần làm lúc này là phải đi gặp bác sĩ:

- Khi con 1 tuổi mà chưa bập bẹ ''a, ơ''.

- Khi con 18 tháng mà không nói được từ đơn như ''ba, bà''.

- Khi con 2 tuổi mà vẫn chưa ghép, kết hợp các từ như ''đi chơi, đáng yêu''.

- Khi con đã 2, 3 tuổi mà vẫn nói ngôn ngữ mà mọi người không ai hiểu được.

Quay trở lại với trường hợp của người mẹ ở trên, bé được 19 tháng tuổi bắt đầu bập bẹ là điều bình thường.

Trong trường hợp bất thường như những điều trên thì bác sĩ sẽ giúp các bậc phụ huynh phân biệt được đây là tình trạng chậm nói đơn thuần hay chậm phát triển toàn diện thể chất - vận động - trí tuệ. Bác sĩ sẽ dựa vào đó để đưa ra cách giải quyết tốt nhất cho bé. Nếu bác sĩ khẳng định đây chỉ là chậm nói đơn thuần thì các bố mẹ đừng quá lo lắng vì chúng ta có thể can thiệp bằng cách trị liệu càng sớm càng tốt, trước 3 tuổi sẽ có hiệu quả rất cao.

Cách phòng tránh bé chậm nói:

- Không cho con tiếp xúc với màn hình tivi trước khi bé đủ 2 tuổi.

- Khuyến khích bé cố gắng giao tiếp với bạn.

- Dành thời gian cho con và nói chuyện thật nhiều với bé.

- Tạo môi trường thuận lợi cho con được nói và phát huy khả năng nói của mình.

- Không chê bai, cười cợt khi con nói sai. Hãy nghiêm túc xen lẫn nhẹ nhàng để bé sửa từ từ.

- Chăm sóc và bổ sung chế độ dinh dưỡng thích hợp cho bé.

Theo Nhịp sống Việt

Xem link gốc Ẩn link gốc http://nhipsongviet.toquoc.vn/be-19-thang-moi-goi-bo-me-ba-co-sao-khong-neu-con-co-bieu-hien-nay-thi-hay-dua-be-di-kham-ngay-lap-tuc-2220213110141355396.htm

chăm sóc con cái


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.