Con gái 11 tuổi mượn điện thoại rồi trốn biệt trong phòng, người mẹ phát hiện chỉ là ngụy trang, mục đích đằng sau khiến ai nấy đều ớn

Tưởng con gái học online nhưng đằng sau đó, bà mẹ phát hiện sự thật gây sững sờ.

Trẻ em ngày càng láu cá và thông minh hơn. Nhiều bậc cha mẹ do quá mải mê đi làm mà đã quên mất việc phải chăm sóc con cái khiến nhiều đứa trẻ coi đó là lỗ hổng để nói dối cha mẹ, hay nguy hiểm hơn là nghe theo lời kẻ xấu để tống tiền chính gia đình mình.

Như mới đây, một người mẹ đã chia sẻ câu chuyện của gia đình mình lên mạng xã hội. Người mẹ tâm sự do học online nên cô con gái 11 tuổi cũng thường xuyên mượn điện thoại của mẹ rồi trốn trong phòng ngồi học.

Con gái 11 tuổi mượn điện thoại rồi trốn biệt trong phòng, người mẹ phát hiện chỉ là ngụy trang, mục đích đằng sau khiến ai nấy đều ớn-1
Ảnh minh họa

Một lần, bà mẹ phát hiện cô bé như đang nói chuyện với ai đó trong phòng. Bà mẹ áp sát vào cửa thì phát hiện có điều gì đó không ổn. Đầu dây bên kia đang xúi con gái chuyển tiền sang tài khoản khác. Đến khi bà mẹ giật lấy điện thoại thì phát hiện máy mình đã bị chuyển đi 40.000 NDT (khoảng 143 triệu).

Hóa ra do con gái nói muốn đọc thêm thông tin lớp học nên bà mẹ đã cho mượn điện thoại. Sau đó, cô con gái đăng nhập trang mạng xã hội, thêm nick của tên lừa đảo đang muốn lừa lấy quyền lợi trong trò chơi miễn phí. Sau đó chỉ cần quét mã QR, tên này đã dễ dàng lấy được 40.000 NDT trong tài khoản người mẹ.

Tự nhiên mất trắng khoản tiền lớn khiến bà mẹ vô cùng sững sờ. Chị đã thông báo với phía cảnh sát nhưng khả năng lấy lại được rất thấp. Có lẽ, rất nhiều học sinh khi học online cũng đã mắc phải những trò lừa tiền tương tự từ những kẻ xấu này.

Con gái 11 tuổi mượn điện thoại rồi trốn biệt trong phòng, người mẹ phát hiện chỉ là ngụy trang, mục đích đằng sau khiến ai nấy đều ớn-2
Ảnh minh họa

Cha mẹ cần phải hướng dẫn con cái cách sử dụng điện thoại thế nào?

1. Bảo vệ điện thoại của mình, không đăng tải thông tin riêng tư lên MXH

Ngày nay, nhiều trẻ em học trực tuyến qua máy tính và điện thoại ở nhà. Phụ huynh tuyệt đối không nói những thứ bí mật liên quan đến mật khẩu điện thoại, mật khẩu thanh toán của thẻ ngân hàng. Tốt nhất bạn nên chuẩn bị riêng cho trẻ 1 điện thoại chỉ được cài đặt phần mềm học online, có kết nối wifi sẵn có.

2. Nhắc nhở con nếu có vấn đề nào với điện thoại thì phải nhờ người lớn giúp đỡ

Đối với học sinh tiểu học, các em khó nhận biết tính xác thực của sự việc. Vậy nên cha mẹ hãy giúp đỡ các em khi có vấn đề liên quan đến điện thoại để tránh bị kẻ xấu lợi dụng.

3. Hướng dẫn cách tạo mạng lưới an toàn khi sử dụng Internet

Cha mẹ có thể cho con em mình biết một số tin tức về lừa đảo trực tuyến và cái giá phải trả cho việc này. Cho trẻ biết thêm về an ninh mạng và cảnh giác về những kẻ xấu trên MXH.

4. Quan tâm đến đời sống tinh thần, thể chất của các em

Cha mẹ và con cái nên có sự đồng cảm với nhau để dễ dàng trao đổi và nói chuyện. Cha mẹ có thể lập kế hoạch đi chơi, cho con đọc nhiều sách để giảm bớt thời lượng sử dụng điện thoại di động. Một khi cha mẹ phát hiện điều không ổn thì phải thông báo, giáo dục kịp thời để con mình biết cách phòng tránh.

Theo Pháp luật & Bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/con-gai-11-tuoi-muon-dien-thoai-roi-tron-biet-trong-phong-nguoi-me-phat-hien-chi-la-nguy-trang-muc-dich-dang-sau-khien-ai-nay-deu-on-162212405202816942.htm

Cách dạy con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.