Con ra đời, ông bố muốn là người đầu tiên bế bé nhưng bị từ chối, khi hiểu lý do anh liên tục cảm ơn y tá

Có một số đối tượng không nên bế em bé mới sinh vì những lý do đe dọa tới sự an toàn của đứa trẻ.

Khoảnh khắc em bé vừa được y tá bế ra khỏi phòng sinh để gặp người nhà chắc chắn đã để lại ấn tượng không thể quên với người thân của sản phụ, đặc biệt là những người bố. Đối với những người mới làm bố làm mẹ lần đầu, họ sẽ khó mà kìm chế được cảm xúc phấn khích khi lần đầu nhìn thấy con yêu, chỉ muốn ôm chúng vào lòng mà cưng nựng. Mặc dù ai cũng có thể hiểu được cảm xúc của người bố, nhưng trong trường hợp sau đây có lẽ họ cần suy nghĩ lại.

Cô Trần ở Trung Quốc và chồng kết hôn được 2 năm mới có tin vui. Trong thời gian mang thai, người chồng đã chăm sóc chu đáo vợ mình, bất cứ thời điểm nào đi khám thai cũng không thiếu bóng dáng anh. Vì sức khỏe của cô tốt nên việc sinh nở diễn ra rất suôn sẻ, em bé chào đời sau 2 tiếng nhập viện.

Con ra đời, ông bố muốn là người đầu tiên bế bé nhưng bị từ chối, khi hiểu lý do anh liên tục cảm ơn y tá-1
Vì có mùi thuốc lá, anh không được y tá cho bế con mới sinh. (Ảnh minh họa)

Khi cô y tá vừa bế em bé ra khỏi phòng sinh, người bố vội vàng chạy tới, muốn mình là người đầu tiên bế con nhưng không ngờ bị y tá thẳng thừng từ chối, rồi đặt đứa trẻ vào vòng tay bà ngoại. Điều này khiến mọi người lúc đó có chút khó hiểu.

Nhìn thấy phản ứng của người chồng, cô y tá liền giải thích: "Anh không ngửi thấy mùi khói thuốc lá trên người mình sao? Nếu khói thuốc ám vào người đứa trẻ, anh có biết hậu quả sẽ như thế nào không?". Nghe tới đây, người bố liền hiểu ra vấn đề, anh có thói quen hút thuốc nhưng không ngờ điều này có thể gây nguy hiểm đến con mình như vậy. Lúc này, anh liền cảm ơn cô y tá rối rít.

Khi mới sinh, sức đề kháng của em bé còn kém, hệ hô hấp chưa phát triển hoàn thiện. Mặc dù em bé lúc này rất dễ thương, ai cũng muốn được sờ nắn, ôm ấp nhưng không phải người nào cũng thích hợp để bế bồng. Đối với những người mới làm cha mẹ, chắc chắn kiến thức này buộc ai cũng phải biết.

Khi em bé vừa mới chào đời, có 4 đối tượng này tuyệt đối không nên bế. Bất cứ một giây phút bất cẩn nào cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe em bé.

1. Trẻ em, người già, người không có kinh nghiệm bồng bế em bé

Mặc dù người già có nhiều kinh nghiệm chăm sóc trẻ em, nhưng thể lực của họ bị hạn chế, khả năng phản ứng và giữ thăng bằng kém. Trong một số trường hợp không thể phản ứng kịp thời khi xảy ra tình huống bất ngờ khiến em bé bị thương.

Con ra đời, ông bố muốn là người đầu tiên bế bé nhưng bị từ chối, khi hiểu lý do anh liên tục cảm ơn y tá-2
Người già ốm yếu không nên bế em bé mới sinh và trẻ nhỏ. (Ảnh minh họa)

Không chỉ riêng lúc vừa mới sinh ra ở bệnh viện, khi em bé được xuất viện về nhà, bạn cũng không nên để ông bà bế cháu trong thời gian dài. Lực cánh tay của người già khá yếu, không thể nâng đỡ quá lâu, nên tốt hơn là bản thân cố gắng bế hoặc nhờ những người trẻ khác trong gia đình giúp đỡ.

Một số cha mẹ thích để con lớn bế con mới sinh, điều này đặc biệt phổ biến ở các gia đình sinh con thứ 2. Mặc dù điều này thể hiện tình cảm của 2 đứa trẻ, nhưng cha mẹ cần lưu ý rằng, dù sao trẻ nhỏ cũng không có kinh nghiệm bế, rất dễ xảy ra trường hợp bị té ngã, gây tổn thương cho em bé sơ sinh.

Cột sống của trẻ em từ lúc mới sinh đến vài tháng tuổi chưa phát triển hoàn thiện, còn tương đối mềm, nên trẻ nhỏ và người không có kinh nghiệm có thể làm em bé bị thương do bế sai tư thế.

2. Người bị bệnh

Trẻ sơ sinh sức đề kháng còn yếu, một số căn bệnh không quá nghiêm trọng với người lớn nhưng lại trở nên nguy hiểm nếu lây nhiễm cho trẻ, chẳng hạn như virus cúm, RSV... Chính vì vậy mà những người đang bị bệnh không nên tiếp xúc với trẻ sơ sinh. 

Con ra đời, ông bố muốn là người đầu tiên bế bé nhưng bị từ chối, khi hiểu lý do anh liên tục cảm ơn y tá-3
Dù muốn hay không, tốt nhất vẫn không nên bế em bé khi đang mang thai. (Ảnh minh họa)

3. Phụ nữ mang thai

Mặc dù bản thân họ cũng sắp sửa làm mẹ, nhưng họ mỗi khi nhìn thấy em bé lại muốn ôm cưng nựng. Thế nhưng mẹ bầu thường có bụng khá to, cơ thể mất cân bằng nên việc bế em bé sẽ khó khăn và gây áp lực vào vùng bụng hơn.

Em bé có thể không ngoan ngoãn để mẹ bầu bế, nếu cố tình có thể khiến đứa trẻ bị thương, hoặc ảnh hưởng đến em bé trong bụng, không tốt cho cả 2 bên. Vì vậy, dù muốn hay không, tốt nhất các mẹ vẫn nên hạn chế bế em bé khi đang mang thai.

4. Người có mùi đặc biệt

Những người trang điểm, dùng nước hoa cũng nên hạn chế bế em bé. Bởi làn da của trẻ sơ sinh vốn mong manh và nhạy cảm, khi tiếp xúc với hóa mỹ phẩm có thể gây ra tình trạng dị ứng. 

Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ nhận biết mùi của mẹ thông qua mùi sữa. Đây là ưu điểm và cũng là nhược điểm, bởi khứu giác của em bé quá nhạy cảm, nếu là người có mùi đặc biệt như nước hoa, khói thuốc lá… sẽ khiến em bé cảm thấy khó chịu. Trong trường hợp hít phải khói độc hại, nó sẽ gây hại cho cơ thể trẻ.

Nếu trong gia đình có người hút thuốc lá, tốt nhất là không hút trong nhà và trước mặt trẻ nhỏ, sau khi hút cần phải thay quần áo sạch sẽ trước khi đến gần.


Theo Nhịp Sống Việt

Xem link gốc Ẩn link gốc http://nhipsongviet.toquoc.vn/con-ra-doi-ong-bo-muon-la-nguoi-dau-tien-be-be-nhung-bi-tu-choi-khi-hieu-ly-do-anh-lien-tuc-cam-on-y-ta-22202122623278676.htm

Trẻ sơ sinh

Nuôi con


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.