Con trai 5 tuổi buông lời độc ác "Con ghét mẹ! Con muốn mẹ chết!", phản ứng của người mẹ xoay chuyển hoàn toàn câu chuyện

Thái độ tiếp cận, xử lý đúng đắn của bố mẹ sẽ là kim chỉ nam, giúp con phát triển và hình thành nhân cách tốt trong tương lai.

Bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng yêu thương con, mong có thể dạy con được những điều tốt đẹp nhất. Trong quá trình nuôi nấng một đứa trẻ, có thể nói rằng hành vi, cảm xúc hay mọi thứ liên quan đến con cũng đều ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý của phụ huynh.

Đặc biệt trong những giai đoạn nhạy cảm, ở độ tuổi mà đứa trẻ dễ trở nên nổi loạn với tính khí thất thường, phụ huynh cần phải có sự kiên nhẫn và kỹ năng khéo léo để giúp con vượt qua thời điểm này. Thái độ tiếp cận, xử lý đúng đắn của bố mẹ sẽ là kim chỉ nam, giúp con phát triển và hình thành nhân cách tốt trong trương lai.

Có đứa trẻ nào lại muốn mẹ chết đi?

Bé Bách năm nay được 5 tuổi. Dạo gần đây tính khí cậu bé rất thất thường, hay nóng nảy và lúc nào cũng phản kháng mỗi lần mẹ yêu cầu bé làm việc gì.

Sáng sớm hôm đó, chị Hồ nhắc con ăn sáng nhanh rồi thay đồ đến trường mẫu giáo. Không ngờ cậu bé bỗng nhiên nổi xung lên, nằm lăn ra đất ăn vạ không chịu đi học.

Mặt mũi phụng phịu, cậu bé 5 tuổi gào lên: "Con ghét mẹ! Con muốn mẹ chết đi!"

Con trai 5 tuổi buông lời độc ác Con ghét mẹ! Con muốn mẹ chết!, phản ứng của người mẹ xoay chuyển hoàn toàn câu chuyện-1
(Ảnh minh họa)

Trước câu nói khủng khiếp của con trai, chị Hồ cảm thấy đau lòng khôn xiết và rất đỗi ngạc nhiên, không hiểu vì sao bé Bách lại thốt ra những câu nói như thế. Thay vì giận dữ, chị Hồ ôm lấy con trai vào lòng, nhỏ nhẹ nói: "Mẹ biết con cảm thấy không vui khi đi học. Nhưng con có thể nói cho mẹ biết ở trường đã xảy ra chuyện gì để mẹ giúp con được không?"

Lúc này thái độ của cậu bé bất ngờ dịu lại, cậu bé ấm ức kể cho mẹ nghe rằng ở lớp con bị bạn đánh, bị giật đồ chơi và con cũng không thích ăn món thịt xào, vì vậy con không muốn đi học.

Hiểu được vấn đề, chị Hồ nhẹ nhàng an ủi con đồng thời nói rằng chị sẽ đến lớp để nói chuyện với giáo viên để các bạn không có hành động xấu với con nữa. Người mẹ cũng giải thích cho con rằng món thịt xào chứa nhiều dinh dưỡng để giúp con phát triển tốt hơn, mau cao lớn hơn và một cậu bé muốn mạnh mẽ thì cần phải ăn nhiều loại thức ăn tốt cho sức khỏe.

Rồi chị Hồ nói với con trai: "Khi mẹ làm sai việc gì đó, mẹ sẽ xin lỗi con ngay lập tức. Vậy lúc nãy con nói những lời khiến mẹ buồn, con có nên xin lỗi mẹ không?

Con trai 5 tuổi buông lời độc ác Con ghét mẹ! Con muốn mẹ chết!, phản ứng của người mẹ xoay chuyển hoàn toàn câu chuyện-2
(Ảnh minh họa)

Bé Bách đã không còn nóng nảy nữa, cậu ôm chầm lấy mẹ, lí nhí nói xin lỗi và hứa sẽ không bao giờ nói ra những câu nói khiến mẹ buồn lòng nữa.

Một đứa trẻ thốt ra những câu gây tổn thương không hẳn là vì ý chúng muốn như vậy, chỉ là do chúng chưa có sự quản lý tốt cảm xúc của mình và vốn từ ngữ lại quá kém, không biết phải diễn tả ra sao.

Trong những trường hợp thế này, thái độ và cách ứng xử của bố mẹ sẽ là thứ giúp tình thế xoay chuyển hoàn toàn.

Làm gì khi trẻ nói những câu gây tổn thương người khác?

Cố gắng tìm hiểu nguyên nhân

Chỉ khi hiểu được nguyên nhân khiến trẻ hành xử như vậy thì bố mẹ mới có thể biết được vấn đề ở đâu và giải quyết nó. Đặc biệt khi trẻ đang tức giận, phụ huynh không nên tỏ thái độ tức giận, mắng nhiếc hay trách phạt sẽ càng kích thích trẻ phản kháng nhiều hơn.

Giáo dục con cái cũng nên quan tâm đến thể diện của trẻ, không nên giáo dục hay la mắng, đánh phạt trẻ ở trước mặt người khác. Điều quan trọng là bố mẹ phải luôn giữ được sự bình tĩnh và đưa trẻ đến một nơi riêng tư để làm rõ vấn đề.

Luôn đồng hành cùng con để tạo sự tin tưởng

Chỉ khi dành nhiều thời gian ở cạnh con, nói chuyện và tìm hiểu con, bố mẹ mới có thể biết được tính tình và điều con mong muốn nhiều nhất, hiểu được những suy nghĩ gì trong lòng, từ đó giúp tạo nên mối quan hệ gần gũi hơn giữa bố mẹ và con cái.

Khi phụ huynh trở thành người khiến trẻ yên tâm và tin tưởng, bất cứ khi nào gặp vấn đề, trẻ cũng sẽ chủ động hoặc sẽ có cảm giác thoải mái khi chia sẻ, giãi bày với bố mẹ. Ngoài ra nếu phụ huynh có thể nhìn nhận vấn đề từ góc độ của trẻ, cách cư xử khéo léo của bố mẹ sẽ khiến trẻ có cảm giác an toàn, cảm nhận được sự quan tâm và cảm xúc của trẻ sẽ nguôi ngoai.

Con trai 5 tuổi buông lời độc ác Con ghét mẹ! Con muốn mẹ chết!, phản ứng của người mẹ xoay chuyển hoàn toàn câu chuyện-3
(Ảnh minh họa)

Tôn trọng con và những suy nghĩ của con trong các giai đoạn phát triển

Đứa trẻ nào cũng sẽ trải qua giai đoạn nổi loạn, đây là quy luật phát triển của trẻ, bố mẹ hãy có những biện pháp đúng đắn để giáo dục con thay vì sử dụng cách tiếp cận hoặc trừng phạt cực đoan.

Tuy nhiên, nếu trẻ hay nói những lời khó nghe, chỉ nghĩ đến cảm xúc của bản thân, không bao giờ biết trong lòng người khác là như thế nào, không nghĩ rằng lời mình nói ra sẽ khiến người khác tổn thương như thế nào, đứa trẻ này cần có một sự rèn luyện tốt hơn để phát triển trí tuệ cảm xúc. Nếu không giúp con sửa sai kịp thời, việc tương tác xã hội sau này của trẻ chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn.


Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/con-trai-5-tuoi-buong-loi-doc-ac-con-ghet-me-con-muon-me-chet-phan-ung-cua-nguoi-me-xoay-chuyen-hoan-toan-cau-chuyen-162210106001604464.htm

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.