Đồ chơi của trẻ bị cướp, hãy dạy con “giật” lại vì đây là một phương pháp giáo dục tốt

Sáng sớm đến cơ quan chị Mai đã than vãn với đồng nghiệp rằng cô thà ở lại văn phòng làm thêm giờ còn hơn về nhà với con nhỏ.

Thì ra tối qua con trai 3 tuổi của chị đã lấy trộm cuốn truyện tranh của chị gái 7 tuổi và bị phát hiện. Cô chị muốn lấy lại nhưng cậu em lại không chịu trả và 2 bên xảy ra tranh chấp, kết quả không ai chịu ai và cuốn truyện tranh bị xé nát. Sau đó, cả 2 chị em đều ngã lăn ra đất khóc lóc váng cả nhà.

Chị Mai rất đau đầu không biết xử lý thể nào, mặc dù em trai còn nhỏ không biết gì nhưng là người sai trước, nhưng chị gái lớn hơn cũng ích kỷ vì không biết nhường em?

Đồ chơi của trẻ bị cướp, hãy dạy con giật” lại vì đây là một phương pháp giáo dục tốt-1

Suy nghĩ này của chị Mai liền bị một đồng nghiệp phản đối. Người này hỏi cô, nếu một đứa trẻ hàng xóm lén lấy sách của con gái chị thì chị có bỏ qua không? Chị Mai nghe vậy liền không vui, chị khẳng định nếu đứa trẻ đó lấy mà không hỏi mượn trước thì coi như ăn cắp rồi.

Đồng nghiệp lại hỏi, thế tại sao khi em trai lấy trộm đồ của chị mà lại bắt người chị phải nhường nhịn và chấp nhận? Lần này thì chị Mai không nói được gì nữa. 

Đây là mâu thuẫn thường gặp ở nhiều gia đình sinh con thứ 2 trở lên. Cha mẹ mong con cái là anh chị em thì phải yêu thương nhau, tôn trọng lẫn nhau nhưng cần lưu ý rằng loại tình yêu này không được dựa trên sự rút lui và nhẫn nhịn nhiều lần của đứa trẻ lớn hơn.

Trong một gia đình, cha mẹ không biết cách duy trì ranh giới trong suy nghĩ của con cái sẽ không chỉ hạn chế sự phát triển tự do của con cái mà còn khiến những đứa trẻ xa rời nhau và mối quan hệ trở nên xa cách. Bài viết dưới đây sẽ nói về việc làm thế nào để thiết lập ý thức về ranh giới cho trẻ em trong một gia đình nhiều con.

Tầm quan trọng của ý thức về ranh giới 

Ranh giới là giới hạn giữa 2 người mà không ai có thể tùy ý vượt qua. Những người có ý thức về ranh giới giống như một hàng rào bảo vệ thế giới nội tâm của chúng ta. Bạn có thể đối mặt với những hành vi “vượt quá giới hạn” không phù hợp của người khác, khi đó hãy kiên quyết nói không vì đó là tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác.

Những người không có ý thức về ranh giới, như thể họ đã mất đi sự bảo vệ của hàng rào, những người khác có thể tùy ý ra vào và tùy ý phá hủy. Điều đó khiến họ lo lắng nhưng bất lực, ức chế.

Vì vậy, trong các gia đình đông con, việc giúp trẻ thiết lập ý thức về ranh giới cần được chú trọng hơn.
Trong một gia đình nhiều con, việc giúp trẻ thiết lập ý thức về ranh giới cần quan trọng hơn.

Đồ chơi của trẻ bị cướp, hãy dạy con giật” lại vì đây là một phương pháp giáo dục tốt-2

Giúp trẻ phát triển ý thức về ranh giới như thế nào?

1. Tôn trọng ranh giới của mỗi đứa trẻ

Mọi người thường cảm nhận được ranh giới với người lạ và cho rằng ranh giới chỉ dành cho người ngoài cuộc, còn người trong một gia đình tại sao phải quan tâm quá nhiều. Đặc biệt khi gia đình có đông con, cha mẹ sẽ coi việc lớn nên nhường bé, anh/chị phải nhường em là đương nhiên khiến con cái mất kiểm soát về ranh giới.

Nhưng bạn hãy thử tưởng tượng xem, một đứa trẻ phải chịu đựng mọi thứ ở nhà và không có cách nào để cầu cứu sự giúp đỡ thì khi đi học, bị bắt nạt ở trường, liệu nó có dám đứng lên để phản kháng? Khi họ đi làm trong tương lai cũng vậy, đối mặt với sự trốn tránh công việc của đồng nghiệp hay sự chèn ép về tinh thần của lãnh đạo nơi công sở, làm sao họ có thể can đảm nói "không"?

Vì vậy, tôn trọng ranh giới của trẻ thực chất là dạy trẻ học cách tự trọng và yêu thương bản thân.

Đồ chơi của trẻ bị cướp, hãy dạy con giật” lại vì đây là một phương pháp giáo dục tốt-3

2. Cha mẹ cũng nên chú ý duy trì ranh giới với con cái

Là cha mẹ, bạn không thể không lo lắng về rất nhiều điều cho con mình. Nhưng đứa trẻ dần dần lớn lên, như chim ra khỏi tổ, từng bước tự lập.

Ví dụ, trẻ hai hoặc ba tuổi bắt đầu có ý tưởng và sở thích của riêng mình. Chúng muốn chọn những kiểu quần áo và giày dép cho riêng mình, chúng sẽ phân biệt những món đồ đó là của mình hay của mẹ, ngay cả việc đi lại, chúng cũng có lộ trình riêng.

Đây là việc trẻ cố gắng xây dựng bản đồ của riêng mình và dần dần hình thành các ranh giới. Cha mẹ nên cho con cái quyền tự do lựa chọn. Các bé có thể có hộp đựng đồ riêng và không gian riêng tư mà không cần phải xếp chung với bố mẹ.

Một số cha mẹ hy vọng duy trì mối quan hệ thân thiết với con cái bằng cách kiểm soát mọi khía cạnh của con cái, điều này thực chất là một sự trói buộc.

Chẳng hạn một trường hợp cực đoan trong thực tế, người mẹ đã thô lỗ xông vào phòng con trai tuổi trung học của mình và giật điện thoại di động của anh ta một cách thô bạo chỉ vì không nhận được phản hồi nhanh chóng khi gọi anh ta đi ăn. Buổi tối, người mẹ giúp cậu bé chuẩn bị quần áo và giục cậu bé đi tắm. Cậu bé chần chừ một lúc, bà mẹ lại hét lên…

Cứ như vậy sau này ngay cả khi đã trưởng thành, cậu bé vẫn phụ thuộc vào cha mẹ về mọi thứ, tự ti và hèn nhát, không thể ở một mình.

Tôn trọng ranh giới của trẻ thực sự là nuôi dưỡng trẻ học cách độc lập.

Đồ chơi của trẻ bị cướp, hãy dạy con giật” lại vì đây là một phương pháp giáo dục tốt-4

3. Dạy trẻ cách giữ ranh giới của mình thông qua các trò chơi hoặc sách tranh

Bạn có thể mô phỏng một số xung đột giữa các cá nhân bằng cách đọc sách tranh với con hoặc dựng cảnh trò chơi. 

- Ví dụ, bạn đang xem TV, nhưng anh chị em của bạn lấy điều khiển từ xa và bật một chương trình bạn không thích, bạn sẽ làm gì?

- Hay hành vi của đối phương rất thô lỗ, thiếu tôn trọng con, chẳng hạn như lấy đồ chơi của con mà không được phép, con nên làm gì khi đang rất tức giận?

Hãy cho con bạn biết rằng điều này có nghĩa là người kia đang vi phạm ranh giới của con, nên việc bạn cảm thấy tức giận và không vui là điều tự nhiên.

Chúng ta có thể dạy con rằng anh chị thì phải biết nhường nhịn và chia sẻ, nhưng chúng ta không thể ép buộc con luôn phải nhún nhường, chịu đựng. Chúng ta nên tôn trọng sự lựa chọn của trẻ và cho phép trẻ bày tỏ sự tức giận của mình.

Hãy cho bọn trẻ biết rằng ngay cả những đứa em nhỏ tuổi thì chúng cũng có thể từ chối nếu không muốn. Bởi vì giữa gia đình và bạn bè cũng cần có sự tôn trọng lẫn nhau, cần có ranh giới và định lượng cụ thể.

Dạy một đứa trẻ giữ ranh giới của riêng mình không phải là dạy nó ích kỷ, mà là dạy nó những nguyên tắc đối nhân xử thế.

Đồ chơi của trẻ bị cướp, hãy dạy con giật” lại vì đây là một phương pháp giáo dục tốt-5

4. Dạy con bạn cách tôn trọng ranh giới của người khác

Một đứa trẻ được cha mẹ quá nuông chiều, muốn làm gì thì làm sẽ không thể học được cách tôn trọng những quy tắc và tôn trọng người khác. Hãy cho những đứa trẻ nhất là em út biết rằng cha mẹ và anh chị của chúng yêu chúng vô điều kiện, nhưng chúng cũng phải biết về ranh giới và tỷ lệ. 

Nếu người khác cướp đồ chơi của con, con sẽ không vui. Tương tự như vậy, nếu con cướp đồ chơi của người khác, người khác cũng sẽ tức giận.

Thay vào đó, con hãy cách thương lượng với mọi người và giao tiếp một cách thân thiện để đạt được điều mình muốn. Mặc dù thương lượng có thể không dẫn đến một thỏa thuận như ý, nhưng đó là một cuộc trao đổi tình cảm.

Tôn trọng ranh giới của trẻ thực sự một cách giáo dục tốt để trẻ hiểu các quy tắc. Trẻ em sống trong một môi trường tôn trọng người khác cũng như chính bản thân chúng, và đứa trẻ này sẽ đối xử với những người khác theo cách tương tự trong tương lai, điều này đã được xác nhận bởi vô số thực tiễn. Vì vậy, chúng ta phải học cách đối xử đúng mực với trẻ.

Theo V.K - Vietnamnet


Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.