Hiếm gặp: Bé trai chào đời với 4 vòng dây rốn quấn cổ bằng phương pháp sinh thường

Dù được nhiều lần tư vấn nên mổ chủ động nhưng sau khi thăm khám trước sinh, bác sĩ đã động viên sản phụ sinh thường và kết quả là em bé chào đời nặng 3400g với 4 vòng dây rốn quấn cổ.

Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội vừa đỡ đẻ thành công cho sản phụ Vũ Thị T. (sinh năm 1985, trú tại Lương Tài, Bắc Ninh) mang thai 40 tuần 2 ngày. Em bé vừa chào đời đã gây ấn tượng đặc biệt với 4 vòng dây rốn quấn cổ.

Trước đó, trong quá trình mang bầu, chị T. đã đi khám nhiều nơi và được tư vấn mổ chủ động để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Quá ngày dự sinh 2 ngày, chị T. làm thủ tục nhập Bệnh viện Phụ sản Hà Nội xin được mổ chủ động.

Sau khi thăm khám, BS CK I Nguyễn Thu Thuỷ - khoa khám Sản tự nguyện, ước lượng em bé nặng khoảng 3300g, thể trạng mẹ tốt nên đã tư vấn sản phụ tách màng ối gây chuyển dạ theo dõi đẻ thường.

Hiếm gặp: Bé trai chào đời với 4 vòng dây rốn quấn cổ bằng phương pháp sinh thường-1Bé trai chào đời khỏe mạnh với 4 vòng dây rốn quấn cổ (Ảnh: BV Phụ Sản Hà Nội).

Kết quả, bé trai nặng 3400g đã chào đời khỏe mạnh với 4 vòng dây rốn quấn cổ chặt trong niềm vui hân hoan của cả gia đình cùng toàn bộ ê kíp đỡ đẻ.

Cách đây ít lâu, thông tin một em bé chào đời với 6 vòng dây rốn quấn chặt quanh cổ tại Bệnh viện Trung ương Nghi Xương (Hồ Bắc, Trung Quốc) cũng đã gây xôn xao dư luận. Chính mẹ bé trai và cả ê kíp đỡ đẻ đều hết sức ngạc nhiên khi biết tình trạng của con nên khi bé vừa chào đời, các bác sĩ đã tập trung vào phòng sinh để đếm số vòng dây rốn quấn quanh cổ bé.

Dù bị dây rốn quấn cổ nhiều vòng nhưng thật may mắn là bé trai đã chào đời an toàn, bởi với số vòng dây rốn quấn cổ nhiều như vậy, bé có thể phải đối mặt nguy cơ bị siết cổ trong quá trình chào đời.

Không nhất thiết bị chỉ định sinh mổ khi thai nhi có dây rốn quấn cổ
Rachel Reed, chuyên gia của trường Đại học Sản phụ khoa Anh cho rằng không có một lý do gì để thực hiện mổ lấy thai khi em bé bị dây rốn quấn cổ: "Không có nghiên cứu nào chỉ ra rằng sinh mổ sẽ an toàn và hiệu quả nhất khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ. Trường hợp này không gây ra một vấn đề nguy hiểm nào, tại sao phải đẻ mổ?".

Hiếm gặp: Bé trai chào đời với 4 vòng dây rốn quấn cổ bằng phương pháp sinh thường-2


Nhiều vòng dây rốn quấn cổ cũng không làm tăng nguy hiểm cho em bé
Số vòng dây rốn quấn cổ bao nhiêu cũng không quan trọng, bởi vì khi quá trình chuyển dạ diễn ra, nhau thai, dây rốn và cả em bé cùng di chuyển xuống phía xương chậu của mẹ, chuẩn bị cho quá trình lọt qua âm đạo của mẹ để chào đời. 

Miễn là dây rốn đủ dài để đầu em bé có thể lọt ra ngoài khỏi âm đạo của mẹ, phần còn lại của thai nhi có thể lọt ra ngay sau đó. Dây rốn quá ngắn là rất hiếm, và nếu dây rốn quá ngắn thì ngay cả việc xoay đầu cho thuận ngôi cũng khó xảy ra, nên không thể nào kết luận vì dây rốn ngắn, lại quấn nhiều vòng quanh cổ nên em bé không thể chào đời.

Một nghiên cứu cho thấy rằng số vòng dây rốn dao động từ 1-4 vòng, thường gặp nhất là 2 vòng dây rốn quấn cổ. Trẻ sơ sinh có 4 hoặc nhiều vòng dây rốn chiếm 0,1% và tối đa số dây rốn quấn cổ được ghi nhận là 9 vòng. Nghiên cứu đó cũng kết luận rằng hầu hết các bé trong số đó có chỉ số Apgar (chỉ số đánh giá nhanh chóng tình trạng sức khoẻ của trẻ sơ sinh ngay sau khi chào đời) từ 7-10 (trong đó 10 là số điểm cao nhất) sau một phút. Chỉ có 8 em bé có chỉ số Apgar dưới 7 sau năm phút sau sinh (chiếm 5,20%). Điều đó cho thấy rằng tác động của dây rốn quấn cổ chỉ là thoáng qua.

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/tin-moi/hiem-gap-be-trai-chao-doi-voi-4-vong-day-ron-quan-co-bang-phuong-phap-sinh-thuong-219663

sinh con


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.