Hú vía xem clip em bé suýt văng khỏi chiếc võng điện đung đưa tốc độ nhanh, vật dụng có thể khiến trẻ tử vong nhưng nhiều mẹ vẫn dùng

Đoạn clip đã khiến nhiều người thót tim đến tận giây cuối cùng.

Mới đây, một đoạn clip ghi lại tình huống nguy hiểm với trẻ nhỏ được cư dân mạng chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội đã nhận được nhiều sự chú ý của mọi người, đặc biệt là những bà mẹ có con nhỏ. 

Cụ thể, theo thông tin ghi trên đoạn clip thì clip này được ghi lại vào khoảng 12h trưa ngày 28/9/2020. Trong đoạn clip một em bé khoảng vài tháng tuổi đang nằm trên chiếc võng điện đặt ở giữa nhà, xung quanh không có người lớn nào còn chiếc võng đung đưa với tốc độ khá nhanh. Sau đó, em bé này lật úp người lại và trườn ra mép võng. Dần dần, chân em bé thò ra ngoài và chạm xuống đất còn nửa người còn lại vẫn ở trên võng. 

Chiếc võng đung đưa khá nhanh khiến nhiều người "thót tim", sợ rằng em bé sẽ bị văng ra ngoài. Tuy nhiên may mắn là khi em bé suýt chút nữa bị rơi khỏi võng thì người nhà đã phát hiện và nhanh chóng chạy lại để đỡ em bé đứng dậy. 

 

Đoạn clip em bé suýt bị ngã văng khỏi võng điện khiến người xem thót tim.

Đoạn clip khiến nhiều bậc phụ huynh giật mình, tự rút kinh nghiệm cho bản thân trong việc chăm sóc, trông nom trẻ. Không ít bố mẹ đã tin tưởng để con ngủ trong võng điện để đi làm việc khác mà không ngờ rằng bé có thể gặp nguy hiểm. Ví như trong tình huống nói trên, nếu em bé bị ngã ra khỏi võng, sẽ không tránh khỏi việc bị thương khi va chạm với sàn nhà. Trước đó, một ông bố người Úc đã bị tuyên án 9 năm tù khi anh này dùng chân đạp vào võng khiến con trai 7 tuần tuổi bị rơi xuống đất và tử vong sau đó. 

Bên cạnh đó, việc cho bé nằm trong chiếc võng điện đung đưa tốc độ nhanh như trong đoạn clip cũng khiến trẻ có nguy cơ mắc hội chứng rung lắc trẻ (Shaken baby syndrome - SBS).

Hội chứng này thường xảy ra ở những trẻ từ dưới 2 tuổi, đặc biệt là trong vòng 1 tuổi. Nguyên nhân là do thời điểm này đầu của em bé chiếm 1/4 trọng lượng cơ thể, cơ cổ rất yếu ớt, mỏng manh. 

4 nguy cơ nguy hiểm khi rung lắc trẻ đó là: 

- Đầu của trẻ có trọng lượng khá nặng so với cơ thể và sự hỗ trợ của xương cổ còn yếu. Rung lắc khi bế em bé có thể dễ dàng làm hỏng các cơ và dây chằng ở cổ của trẻ.

- Mặc dù mô não bé có dịch não bảo vệ màng não, nhưng khi nó bị rung lắc mạnh (thậm chí có lúc dữ dội) sẽ làm mô não va chạm với hộp sọ cứng hơn có thể sẽ dễ dàng phá vỡ các mao mạch của não, gây xuất huyết nội sọ.

Hú vía xem clip em bé suýt văng khỏi chiếc võng điện đung đưa tốc độ nhanh, vật dụng có thể khiến trẻ tử vong nhưng nhiều mẹ vẫn dùng-1


- Sau khi xuất huyết, áp lực nội sọ sẽ tăng nhanh, dẫn đến một loạt các triệu chứng thần kinh như chán ăn, nôn mửa, ngủ, hôn mê, chậm phát triển tâm thần, tê liệt chân tay, dễ bị chết não...

- Thủy tinh thể, nhãn cầu cũng có thể bị xuất huyết võng mạc nếu bị lắc mạnh. Nếu chấn động võng mạc mắt của em bé bị tổn thương, nó có thể dẫn đến giảm thị lực hoặc thậm chí mù lòa.

Cho trẻ nằm ngủ trên võng thế nào là an toàn?

Việc cho trẻ nằm ngủ trên võng quá lâu cũng không được các chuyên gia khuyến khích. Thay vào đó, bố mẹ nên cho con nằm ngủ trên mặt phẳng an toàn. Nếu cho bé nằm võng thì chỉ nên nằm trong một thời gian ngắn, tốt nhất không để trẻ ngủ qua đêm trên võng và phải luôn có sự giám sát của người lớn. 

Mẹ có thể đặt con nằm chéo võng để lưng bé được nâng đỡ, tránh tình trạng võng lưng. Dùng thêm nệm hoặc chiếu lót dưới lưng con để tạo thêm sự bợ đỡ chắc chắn cho cột sống của con, hạn chế cột sống cong vẹo.

Tuyệt đối không rung lắc mạnh võng để ru trẻ ngủ, chỉ rung thật nhẹ nhàng và dừng rung khi trẻ đã đi vào giấc ngủ. Và tốt nhất là bố mẹ chỉ nên cho con ngủ trên võng khi con đã cứng cáp, có thể tự bước đi vững vàng. 


Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/hu-via-xem-clip-em-be-suyt-vang-khoi-chiec-vong-dien-dung-dua-toc-do-nhanh-vat-dung-co-the-khien-tre-tu-vong-nhung-nhieu-me-van-dung-162202512065950880.htm

tai nạn trẻ em


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.