"Mẹ ơi, con ăn kem được không?", câu trả lời của người mẹ và hành động sau đó của đứa bé làm trái tim tôi đau đớn

Bất cứ đứa trẻ nào cũng thích ăn kem nhưng khi trẻ đòi, cha mẹ nên phản ứng thế nào để vừa thỏa mãn việc ăn uống lại không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé?

Chuyện là trong một lần đưa con đến trung tâm thương mại vui chơi, tôi thấy một cô bé chừng 5 tuổi đòi mẹ ăn kem: "Mẹ ơi, con muốn ăn kem". Người mẹ ngay lập tức phản ứng và kiên quyết từ chối nhưng bé tiếp tục nói với giọng van xin: "Mẹ, con rất muốn ăn. Con chỉ ăn một lần thôi, được không?". 

Người mẹ vẫn nghiêm khắc nói: "Không, một lần ăn kem thôi cũng sẽ làm hỏng bụng con rồi". Sau đó người mẹ đi thẳng về phía trước. Cô bé vừa chạy theo sau mẹ vừa khóc sướt mướt. Đuổi kịp rồi, bé dùng hai tay nắm lấy vạt áo của mẹ che mặt, để không còn nhìn thấy que kem trên tay những người xung quanh kia.

Mẹ ơi, con ăn kem được không?, câu trả lời của người mẹ và hành động sau đó của đứa bé làm trái tim tôi đau đớn-1

Khi chứng kiến cảnh này, trong lòng tôi cảm thấy vô cùng xót xa. Trên thực tế, cũng có rất nhiều cha mẹ nghiêm cấm con ăn kem và có muôn vàn cách phản ứng của trẻ. Trên mạng xã hội, có bà mẹ chia sẻ: "Con gái tôi đã 5 tuổi nhưng tôi thậm chí chưa từng cho bé nếm thử hương vị của kem". Cũng có người kể lại rằng, có một bé gái thèm ăn kem nhưng cha mẹ không cho, nên khi nhìn thấy que kem giả trưng bày bên lề đường, bé liền chạy tới dùng lưỡi liếm láp. Cũng có bé phản ứng dữ dội khi không được thỏa mãn nhu cầu ăn kem: "Con ghét mẹ, mẹ không thương con"...

Mẹ ơi, con ăn kem được không?, câu trả lời của người mẹ và hành động sau đó của đứa bé làm trái tim tôi đau đớn-2

Theo khoa học, kem là thức ăn lạnh, nếu lạm dụng ăn quá nhiều sẽ có thể gây tiêu chảy, đau bụng, tổn thương dạ dày, ảnh hưởng men răng... của trẻ nhỏ. Hơn nữa, nếu trẻ ăn quá nhiều, sẽ nạp vào cơ thể lượng calo lớn, dễ gây nên tình trạng thừa cân béo phì. 

Nhưng cha mẹ nên hiểu tâm lý thời thơ ấu của trẻ nhỏ và có cách từ chối nhẹ nhàng, tinh tế. Cha mẹ không nên phản ứng hay nghiêm cấm thái quá sẽ dễ gây tổn thương, gây phản ứng ngược "càng cấm càng muốn ăn".

Trước nhu cầu của trẻ, cha mẹ thông minh làm gì?

Mẹ ơi, con ăn kem được không?, câu trả lời của người mẹ và hành động sau đó của đứa bé làm trái tim tôi đau đớn-3

Không hạn chế cũng không tự do quá mức

Khi trẻ muốn ăn, cha mẹ nên cho trẻ ăn một lượng quy định, khi đã đủ rồi, nên kiên quyết từ chối. Điều này không chỉ làm hài lòng mà còn giúp trẻ từ từ học được cách kiểm soát chính bản thân mình. Vì vậy, với trường hợp trên, khi bé muốn ăn kem, cha mẹ cũng có thể cho ăn một lượng nhỏ để thỏa mãn mà không gây hại cho sức khỏe. 

Làm kem ở nhà

Vào ngày hè, cha mẹ có thể làm kem ngay tại nhà với những hương vị thơm ngon dễ mua ở siêu thị. Bằng cách này trẻ có thể nếm thử hàng tuần và không còn cảm giác thèm thuồng. Từ đây, chúng sẽ cảm thấy rằng được cha mẹ yêu thương mình, sẽ sẵn sàng chấp nhận và thực hiện theo các quy tắc của cha mẹ đặt ra.

Nhưng hãy nhớ, cha mẹ nên ấn định thời gian ăn, ăn một lượng nhỏ và chia thành nhiều lần. Nên cho trẻ ăn 1 - 2 thìa kem một lần và không nên ăn quá một lần trong 1 - 2 tuần.

Mẹ ơi, con ăn kem được không?, câu trả lời của người mẹ và hành động sau đó của đứa bé làm trái tim tôi đau đớn-4

Gợi ý cách làm kem tại nhà

Kem chuối 

1 trái chuối chín bóc vỏ để đông lạnh + 1 thìa cà phê bột cacao cho vào xay nhuyễn. Để tăng hương vị, bạn có thể thêm vào một thìa bơ hạnh nhân hoặc bơ đậu phộng. Sau đó đổ hỗn hợp vào hộp đóng chặt, rồi để vào tủ lạnh cho đến khi đạt đến độ xốp mềm là được.

Kem xoài

Xoài 2 quả chín gọt vỏ + 1 lon sữa đặc + 1 chén kem tươi. Cho xoài vào máy xay nhuyễn, rồi cho thêm sữa đặc, kem tươi. Độ ngọt tùy theo sở thích. Sau đó đổ hỗn hợp vào khuôn hoặc hộp. Cho vào tủ lạnh khoảng 4 tiếng đồng hồ, đến khi đông mịn thì thưởng thức nhé.

Minh Minh - Theo VietNamNet


cách nuôi dạy trẻ


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.