Nếu 1 gia đình gặp phải 3 điều này, con cái chắc chắn sẽ thua kém thế hệ trước!

Có những gia đình mà con cái chẳng những không vượt qua cha mẹ, mà còn ngày càng thụt lùi.

Trong cuộc sống thực tế, câu nói "mong con trai thành rồng, mong con gái thành phượng" đã trở nên quá quen thuộc. Nó giống như một nỗi ám ảnh trong lòng không ít bậc cha mẹ.

Ai mà không mong con mình giỏi giang hơn, thu nhập cao hơn, sự nghiệp thành công hơn, và cuộc sống hạnh phúc hơn chính mình chứ?

Nhưng trớ trêu thay, có những gia đình mà con cái chẳng những không vượt qua cha mẹ, mà còn ngày càng thụt lùi, chất lượng cuộc sống giảm sút đến mức thậm chí không bằng thế hệ trước.

Thực tế, điều này không hẳn là do vận rủi. Trong đa số trường hợp, vấn đề xuất phát từ chính nội bộ gia đình, khiến con cái ngày càng khó khăn trên con đường phát triển.

1. Quan hệ gia đình rối ren, cha mẹ không hòa thuận

Gia đình vốn dĩ phải là bến đỗ ấm áp, nhưng nếu quan hệ trong nhà hỗn loạn, cha mẹ suốt ngày cãi vã, thì bến đỗ ấy lại biến thành tâm bão, khiến con cái không thể an tâm trưởng thành.

Có một gia đình như này: Bố mẹ đứa trẻ suốt ngày tranh cãi, chỉ một chuyện nhỏ cũng có thể gây ra trận đấu khẩu nảy lửa, thậm chí đôi khi còn xảy ra bạo lực. Mỗi lần nghe thấy bố mẹ cãi nhau, đứa trẻ lại sợ hãi trốn vào góc khóc.

Lớn lên trong môi trường như vậy, đứa trẻ trở nên cực kỳ khép kín, tự ti, không dám giao tiếp với bạn bè ở trường, thành tích học tập cũng ngày càng sa sút.

Mối quan hệ không tốt giữa cha mẹ ảnh hưởng đến con cái theo nhiều cách. Trước hết, trẻ sẽ thiếu cảm giác an toàn, luôn bất an, khó tập trung vào việc học và công việc.

Thứ hai, cách cha mẹ đối xử với nhau sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của con cái về hôn nhân và các mối quan hệ xã hội. Chúng có thể sợ hôn nhân, hoặc dễ gặp vấn đề trong đời sống tình cảm sau này.

Ngoài ra, bầu không khí gia đình căng thẳng kéo dài cũng ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý của trẻ, dễ khiến chúng mắc chứng trầm cảm, lo âu.

Một gia đình không có sự hòa thuận cơ bản thì khó có thể tạo điều kiện tốt cho con cái phát triển. Làm sao chúng có đủ tự tin và năng lượng để vượt qua cha mẹ, theo đuổi cuộc sống tốt đẹp hơn?

2. Gia đình có người "không thể vực dậy", cả nhà cùng chịu khổ

Trong một số gia đình, luôn có một người dù được giúp đỡ thế nào cũng không thể khá lên, giống như một cái hố không đáy, hút cạn sức lực và tài nguyên của cả nhà, khiến những người còn lại cũng chịu ảnh hưởng.

Nếu 3 điềm lành này xuất hiện trong gia đình thì con cái sẽ thăng tiến, phú  quý: Có 1 cũng đã rất may mắn

Có một người nọ, gia đình anh ấy rơi vào tình huống này. Anh ấy có một người em trai suốt ngày lông bông, không chịu đi làm, chỉ biết ở nhà ăn bám bố mẹ.

Bố mẹ anh thương em trai, luôn cố gắng giúp đỡ bằng mọi cách. Hôm nay cho tiền khởi nghiệp, ngày mai nhờ quan hệ xin việc làm. Nhưng lần nào em trai cũng bỏ dở giữa chừng, tiền bạc cũng mất trắng.

Để giúp con, bố mẹ anh không chỉ tiêu hết số tiền dành dụm cả đời mà còn vay mượn khắp nơi. Anh bạn tôi dù rất chăm chỉ làm việc, có cơ hội thăng tiến nhưng vì phải lo cho gia đình, trả nợ giúp bố mẹ nên không thể tập trung cho sự nghiệp. Dần dần, anh bị tụt lại so với bạn bè cùng trang lứa, áp lực cuộc sống ngày càng đè nặng.

Trong gia đình mà có một người "không thể vực dậy", vấn đề không chỉ là gánh nặng tài chính, mà còn tạo ra áp lực tâm lý rất lớn cho các thành viên khác. Khi mọi người đều bị kéo lùi, không ai có thể tập trung phát triển bản thân, khiến cả gia đình trì trệ, và con cái cũng khó mà vượt lên cha mẹ được.

3. Cha mẹ không chịu thay đổi tư duy, lối suy nghĩ cũ kìm hãm con cái

Xã hội ngày càng phát triển, nhưng có những bậc cha mẹ vẫn giữ nguyên tư duy lạc hậu, bám vào những quan niệm cũ mà không chịu thay đổi. Điều này vô tình trở thành rào cản lớn đối với sự phát triển của con cái.

Có một ông bố vô cùng bảo thủ. Ông ấy luôn cho rằng con gái học nhiều cũng vô ích, sớm muộn gì cũng đi lấy chồng. Vì vậy, dù con gái học rất giỏi, ông vẫn ép cô nghỉ học sau khi tốt nghiệp cấp ba, bắt đi làm kiếm tiền phụ giúp gia đình.

Không còn lựa chọn nào khác, cô gái đành nghe theo cha. Nhưng trong xã hội ngày nay, không có bằng cấp thì rất khó tìm được công việc tốt. Cô chỉ có thể làm công nhân trong nhà máy, công việc vừa nặng nhọc, vừa có thu nhập thấp.

Nhìn những người bạn học cũ tốt nghiệp đại học, có công việc ổn định và cuộc sống tốt đẹp, cô gái cảm thấy đầy tiếc nuối và bất lực.

Tư duy của cha mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến cách họ nuôi dạy con cái và định hướng tương lai cho chúng. Nếu cha mẹ không chịu thay đổi cách nhìn nhận, không bắt kịp thời đại, con cái sẽ bị giới hạn trong những tư duy cũ, bỏ lỡ nhiều cơ hội phát triển.

Trong thời đại cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, nếu con cái bị kìm hãm bởi tư duy lỗi thời của cha mẹ, làm sao chúng có thể tiến xa hơn thế hệ trước?

Nếu một gia đình mắc phải những vấn đề như: mối quan hệ gia đình rối ren, có người không thể vực dậy, hoặc cha mẹ mang tư duy lạc hậu, thì việc con cái muốn vượt qua cha mẹ thực sự là điều vô cùng khó khăn.

Vì vậy, với tư cách là cha mẹ, chúng ta cần cố gắng xây dựng một gia đình hòa thuận, nuôi dưỡng khả năng tự lập của con cái, và không ngừng cập nhật tư duy của bản thân. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể tạo ra một môi trường phát triển tốt nhất, giúp con cái có cơ hội theo đuổi ước mơ và có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

 Theo Đời sống pháp luật

Xem link gốc Ẩn link gốc https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/neu-1-gia-dinh-gap-phai-3-dieu-nay-con-cai-chac-chan-se-thua-kem-the-he-truoc-a508475.html

Cách dạy con


Chuẩn bị cưới mới phát hiện ra sở thích bệnh hoạn của chồng
Yêu nhau 7 năm, cả 2 quyết định tiến tới hôn nhân và lễ cưới sẽ diễn ra trong vài ngày nữa. Tuy nhiên, vài ngày trước khi cưới, bạn thân đã tiết lộ một chuyện khiến cô không thể nào tin được đó lại là sự thật...

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.