- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Hủy hoại một đứa trẻ dễ dàng thế nào? Những câu chuyện thực tế sau đây có thể khiến vô số bố mẹ giật mình vì nhận ra mình đã từng một lần như thế
Bố mẹ đôi lúc nghĩ trẻ con cũng chỉ là... trẻ con. Thế nhưng bố mẹ biết không, trẻ con cũng là một cá thể độc lập, có chính kiến. Trẻ con cũng biết buồn, biết tổn thương...
- Nếu một đứa trẻ được sinh ra vào 3 'mốc thời gian' này, có thể sẽ gặp may mắn! Hãy xem con bạn có nằm trong số đó không
- Con trai 5 tuổi buông lời độc ác "Con ghét mẹ! Con muốn mẹ chết!", phản ứng của người mẹ xoay chuyển hoàn toàn câu chuyện
- Vợ chồng cô giáo mầm non bán hết nhà cửa, cho 2 con nhỏ đi phượt bằng xe đạp: Cuộc đời này, đừng bó buộc tụi trẻ trên ghế nhà trường
Dù bố mẹ - con cái được xem là mối duyên "trời định", thế nhưng không hẳn vì thế mà mọi thứ cứ tự dưng tốt đẹp lên. Mối quan hệ nào cũng cần xây đắp, và tình cảm của trẻ với những người trong gia đình cũng vậy.
Một chuyên gia tâm lý từng chia sẻ: "Câu hỏi mà tôi thường hay hỏi trong buổi đầu gặp thân chủ ở những buổi tâm lý trị liệu là: "Không khí trong gia đình với bố mẹ của bạn trước đây như thế nào? Vui vẻ hay là căng thẳng? Ấm áp hay lạnh lẽo? Kết nối hay rời rạc?".
Đa phần những trường hợp rối loạn tâm lý do chấn thương tuổi thơ sẽ trả lời rằng không khí gia đình rất căng thẳng, thường bị mắng chửi, so sánh, bị kỳ vọng quá mức. Sâu trong cảm xúc, mỗi con người vẫn luôn mong mỏi có một nơi an lành mà mình thuộc về. Thế nhưng, nhiều đứa trẻ bị tổn thương, ám ảnh cho đến khi trưởng thành vì sự vô tâm hay đôi khi là cố tình từ chính những người lớn như cha mẹ hay thầy cô của mình.
Topic: Hủy hoại một đứa trẻ dễ dàng thế nào? được đăng tải trên Fanpage Weibo Việt Nam đã nhận về khá nhiều tương tác, chia sẻ. Hãy cùng xem vấn đề của nhiều netizen với bố mẹ họ là gì nhé?!
1. "Bị đổ oan, chửi mắng và phê bình trước toàn trường"
Tôi nhìn thấy một bài viết của thầy giáo tiểu học nói hủy hoại một đứa trẻ vô cùng dễ dàng, chỉ cần bạn không quan tâm đến lời chào của đứa trẻ đó 3 lần thôi thì đứa trẻ ấy sẽ không bao giờ dám ngẩng đầu lên được nữa. Thật sự là thế này sao?
Năm học lớp 6 tôi bị giáo viên Tiếng Anh đổ oan là tôi chửi mắng cô ấy, cả một tiết cô không dạy, bắt tôi đứng trên bục giảng mà phê bình. Sự việc kéo dài cả mấy ngày, tôi nhất định không thừa nhận là tôi đã chửi mắng cô.
Không ai tin tôi. Mẹ tôi bị gọi lên trường, bố tôi đánh tôi suýt chết
Giáo viên chủ nhiệm nói tôi viết bản kiểm điểm, tôi không viết, cô liền nói tôi là đứa cứng đầu. Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm hãy tìm tôi nói chuyện riêng. Mẹ tôi bị gọi lên trường, bố tôi đánh tôi suýt chết.
Tôi chưa từng chửi cô thì chính là chưa từng chửi cô nhưng không ai chịu tin lời tôi. Sau đó trường liền cho tôi vào danh sách bị phạt (lúc đó tôi vẫn chưa hiểu thế nào là 9 năm giáo dục bắt buộc), trước toàn trường tôi bị phê bình. Kể từ đó thành tích môn văn hóa của tôi không bao giờ đạt điểm tốt nữa.
2. Khi còn nhỏ, bạn đã từng trải qua cảm giác món đồ yêu thích của mình lại bị bố mẹ bắt tặng cho những đứa trẻ khác chưa?
Tôi thì đã từng.
Ông tôi nuôi tôi từ khi tôi còn nhỏ, sau đó giao tôi cho cha mẹ tôi, cha tôi đối xử không tốt với tôi, vì vậy tôi thường xuyên nhớ về ông nội. Trong trường đồn rằng chỉ cần bạn tự tay gấp 1000 ngôi sao thì sẽ được thực hiện một điều ước.
Tôi không chú ý vào chuyện học, cả năm đó chỉ mải mê gấp sao.
Khi đem về quê, họ hàng đến chơi và đem theo cả con đi cùng, vừa nhìn thấy lọ sao nhỏ của tôi hai mắt liền sáng rực lên. Đứa bé đó rất thích sao, càng thích hơn những ngôi sao không phải tự tay mình làm ra thế là nó liền lấy đi lọ ngôi sao của tôi.
Tôi tất nhiên là ra sức từ chối, đứa trẻ đó liền khóc toáng lên, bố tôi tức giận nói: Đưa cho nó đi, chỉ là cái lọ hỏng thôi mà. Tôi không thể nói thành tiếng rằng tôi đã mất bao lâu để gấp những ngôi sao này và nó có ý nghĩa như thế nào với tôi.
"Tôi không chú ý vào chuyện học, cả năm đó chỉ mải mê gấp sao"...
Ông nội vẫn chưa về, cái lọ đó cứ vậy mà bị lấy đi. Đứa trẻ đó nói muốn xem mưa sao vì vậy liền chạy lên tầng và đổ tung tóe xuống. Tôi đứng ở dưới lầu mà không dám khóc, chỉ đứng đó nhìn sao rơi xuống, không ai để ý đến tôi lúc đó. Đứa bé đó chơi một lúc liền cảm thấy chán. Tôi ở chỗ đất bên phía ngoài cổng nhà, tìm những ngôi sao bên trong có viết lên ước vọng của tôi. Tôi tìm rất lâu cho đến khi bố gọi vào nhà ăn cơm, tôi vẫn nói đợi một chút con đang tìm đồ.
Bố tôi lại hỏi: Tại sao lại không biết học con nhà người ta, đến bữa chịu ngồi ăn cơm ngoan ngoãn vậy? Tôi lúc đó thật sự vô cùng tủi thân.
3. "Cháu thích bố hay thích mẹ hơn?"
Tôi nói với đứa nhỏ, nếu còn có ai hỏi em câu này thì hãy hỏi lại họ rằng bạn thích vợ hay thích mẹ của bạn hơn? Người lớn đều đau đầu trước câu hỏi khi vợ và mẹ rơi xuống nước bạn sẽ cứu ai trước? Vậy thì sao có thể tùy ý nói đùa với một đứa trẻ như vậy?
Người không được chọn sẽ tức giận: "Tại sao mẹ tốt với con như thế, con vẫn chọn bố? - "Mẹ nuôi con lớn thế này mà con lại chọn vợ à?".
Suy nghĩ một chút có thể hiểu rằng vấn đề này sẽ gây tổn thương cho một đứa trẻ đến nhường nào. Bọn họ không dám đùa ác ý với người lớn, thế là họ tập trung những lời nói ác ý vào một đứa trẻ. Những đứa trẻ thậm chí cả kỹ năng tư duy còn chưa hoàn chỉnh, chúng hoảng sợ và lúng túng khi bị trêu chọc, thế là mọi người liền lớn tiếng cười haha.
Khi một đứa trẻ học khiêu vũ, liền nói nó hãy khiêu vũ ở nơi công cộng đi. Khi nó học hát liền lập tức nói hãy ca một bài. Con của bạn là cái máy MP3 à? Một người có máu có thịt, thật đáng thương khi phải đi làm vừa lòng những kẻ ác ý.
Khi đứa trẻ lớn lên, bạn nói rằng nó mắc chứng tự kỷ, rụt rè, dễ sợ hãi và hoảng loạn. Tất cả đều do các bạn ban tặng mà ra đấy. Bởi vì ngay từ lúc nhỏ bạn đã nói với con: Chúng được nhặt từ thùng rác về, bố mẹ con không muốn nuôi con, con chọn bố thì không có mẹ, đồ chơi của con sẽ được đem cho người khác...
Làm cách nào để hủy hoại một đứa trẻ?
Đó là tham gia vào nhóm đi phá hủy của những người trưởng thành, để bánh xe tiếp tục lún sâu hơn, tiêu diệt hết thế hệ này đến thế hệ khác. Hoặc bạn có thể chọn một cách khác đó là bảo vệ đứa con mà bạn yêu thương và từ đó trở thành anh hùng của nó.
4. "Mẹ mày thương em mày hơn"
Từ năm lớp 4, mẹ tôi sinh em, từ đó tới nay câu tôi được nghe nhiều nhất là "Mẹ mày thương thằng em mày hơn". Ừm, thật sự là vậy mà. Có lần, đang ăn cơm, mẹ tôi còn nói với tôi: "Tao mà đẻ thằng đó ra trước là tao không bao giờ đẻ nữa đâu".
Từ ngày em tôi ra đời tới nay, mỗi trận cãi nhau đều là tại nó, làm tôi bây giờ ghét nó cực. Ghét tới mức nhìn thôi cũng ghét. Tôi ghét cả mấy hình ảnh gia đình anh chị em vui vẻ hạnh phúc. Cái nỗi ám ảnh đó theo tôi từ lúc em tôi sinh ra tới nay, ngày nào tôi cũng phải chịu cái cảm giác đó. Khó chịu vô cùng.
Người lớn đôi lúc tự hào rằng hồi bé bị mắng bị đánh mà vẫn trưởng thành đấy thôi nhưng họ chẳng biết là bên trong họ đã có thứ thay đổi rồi. Từ lúc họ chịu tổn thương tâm lý đã hình thành lên sự nhẫn nhịn, họ tưởng là họ đã quên nhưng những vết sẹo ấy lại ảnh hưởng đến tính cách và tâm lý của họ mãi sau này, chỉ là họ không nhận ra.
Huỷ hoại một đứa trẻ thật sự rất dễ, từ trước đến nay đều vậy. Không phải là trẻ con bây giờ tâm lý yếu, hay trẻ con ngày xưa mạnh mẽ hơn, mà đến bây giờ chúng ta mới quan tâm đến cảm nhận của trẻ em, vì vậy mới thấy được đứa trẻ nhạy cảm như thế nào, mới cảm nhận được tổn thương mà đứa trẻ phải chịu mà thôi...
Theo Nhịp Sống Việt
-
Làm mẹ1 ngày trướcYêu thương vốn là thứ vô hình, vô thanh. Nên nhiều khi cha mẹ hay nói: Lớn lên con sẽ hiểu cha mẹ yêu con nhường nào.
-
Làm mẹ1 ngày trước“Tôi không đối xử với các con như trẻ con, không la mắng chúng. Tôi không bao giờ bắt chúng phải học. Tôi không kiểm tra bài tập về nhà của chúng. Đó là trách nhiệm của bọn trẻ”.
-
Làm mẹ2 ngày trướcĐa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.
-
Làm mẹ2 ngày trướcNgười mẹ tấn công người bán hàng và cắn nhân viên bảo vệ sau khi con trai bị bắt quả tang lấy trộm trà sữa.
-
Làm mẹ3 ngày trướcViệc nói chuyện không kiểm soát, tiết lộ thông tin riêng tư của con cái đôi khi sẽ gây ra rắc rối lớn cho cả bạn và con cái bạn.
-
Làm mẹ3 ngày trướcThực tế, có những khuyết điểm ở trẻ không thực sự là khuyết điểm mà lại là dấu hiệu cho thấy trẻ rất có triển vọng trong tương lai.
-
Làm mẹ3 ngày trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
-
Làm mẹ3 ngày trướcTrong nhịp sống hiện đại, nhiều bậc phụ huynh lo ngại khi con mình ngày càng ít vận động, chủ yếu dành thời gian cho việc học và các thiết bị điện tử. Thói quen này có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ. Giúp con cân bằng giữa học tập, thư giãn và vận động là điều trăn trở của nhiều bậc cha mẹ.
-
Làm mẹ4 ngày trướcTheo các chuyên gia, thế hệ gen Z rất mong muốn được tôn trọng sự khác biệt, khao khát được lắng nghe, thấu hiểu. Chỉ khi đó mới có thể “bắt sóng” được các em và đồng hành về tinh thần.
-
Làm mẹ4 ngày trướcTỷ phú Bill Gates từng có thái độ cứng đầu và thách thức cha mẹ thời niên thiếu. Ông bà Gates đã làm gì để giải quyết chuyện đó?
-
Làm mẹ4 ngày trướcTS. Vũ Việt Anh - Chuyên gia giáo dục nhận định, vấn đề trẻ chịu áp lực từ học tập dẫn tới hành động tiêu cực như bỏ nhà đi, thậm chí tìm đến cái chết là thực trạng đau lòng mà những người làm giáo dục và tâm lý phải đối mặt hàng ngày.
-
Làm mẹ4 ngày trướcCha của tỷ phú Facebook từng đưa ra 2 lựa chọn cho con trai: Hoặc là có cơ hội học tại Harvard, hoặc là ông sẽ mua một cửa hàng nhượng quyền McDonald's để anh điều hành.
-
Làm mẹ5 ngày trướcĐược ví như những bông tuyết, thế hệ học sinh, sinh viên gen Z, gen Alpha (sinh ra từ năm 2000 đến nay) vừa long lanh, vừa dễ gãy vỡ. Những gì các em biểu hiện chỉ là phần nổi của những tích tụ lâu ngày không được tháo gỡ.