- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Những xét nghiệm sàng lọc trước sinh quan trọng mẹ bầu dù bận đến mấy cũng nhớ phải thực hiện đúng thời gian
Để một đứa trẻ chào đời khỏe mạnh, ngoài việc tiêm phòng đầy đủ trước khi mang bầu, siêu âm theo dõi sự phát triển của thai nhi thì có 1 việc quan trọng không kém là sàng lọc trước sinh.
Sàng lọc trước sinh là gì?
Đây là phương pháp xét nghiệm hiện đại sử dụng những biện pháp thăm dò đặc biệt trong thời gian người phụ nữ mang thai để phát hiện và chẩn đoán nguy cơ dị tật bẩm sinh ở giai đoạn sớm của thai kỳ. Từ đó, bác sĩ sẽ tham vấn cho gia đình để kịp thời đưa ra những quyết định, hướng xử trí tốt nhất cho mẹ bầu và thai nhi.
Vì sao cần thực hiện đầy đủ sàng lọc trước sinh?
Theo các nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới WHO, mỗi năm trên thế giới có khoảng 8 triệu trẻ em chào đời mắc dị tật bẩm sinh, chiếm 1,73%. Tại Việt Nam, tỉ lệ trẻ bị các bệnh lý di truyền, dị tật bẩm sinh là 2 - 3%.
3 tháng đầu thai kì là giai đoạn trẻ dễ mắc dị tật bẩm sinh nhất vì đây là thời gian các bộ phận trên cơ thể trẻ đang hình thành. Vì vậy, bà bầu cần làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh để kịp thời phát hiện các dị tật như hội chứng Edwards, bệnh Down, tan máu bẩm sinh, thiếu men G6PD, dị tật ống thần kinh....
Thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước sinh sẽ tăng cơ hội cho các gia đình sinh ra đứa trẻ khỏe mạnh, giảm nguy cơ dị tật ở trẻ, cải thiện và nâng cao chất lượng giống nòi.
Các phương pháp thực hiện sàng lọc trước sinh
Trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên thực hiện các phương pháp sàng lọc trước sinh sau:
- Xét nghiệm máu để kiểm tra và phát hiện kịp thời các bệnh lý như viêm gan B, HIV, Rubella...
- Siêu âm sàng lọc dị tật hình thái thai nhi trước sinh để kiểm tra sức khỏe, sự phát triển của thai nhi trong suốt quá trình mang thai.
- Siêu âm độ mờ da gáy: Thực hiện bằng siêu âm kết hợp với xét nghiệm máu của mẹ và đánh giá chỉ số xương mũi của thai nhi. Trong trường hợp thai có độ mờ da gáy gần 3mm, bác sĩ sẽ chỉ định bà bầu làm Double test để đánh giá chính xác hơn nguy cơ hội chứng Down.
- Xét nghiệm Double test: Thực hiện cho thai nhi từ 9 - 13 tuần tuổi và tốt nhất là tuần thai thứ 12. Phương pháp này sẽ phát hiện được bệnh thừa NST số 13 hay còn gọi là bệnh Trisomy 13. Để thực hiện xét nghiệm này, thai phụ được chỉ định lấy mẫu máu để đánh giá nồng độ freeBeta hCG và PAPP-A. Xét nghiệm này cho phép phát hiện khoảng 95% thai kỳ mắc hội chứng Down.
- Xét nghiệm Triple test: Cũng thực hiện bằng cách lấy mẫu máu của người mẹ trong tuần thai thứ 15 - 22 (lý tưởng nhất là tuần thai thứ 16 - 18). Xét nghiệm này sẽ xác định 3 chất khác nhau trong máu mẹ do thai tiết ra gồm AFP, uE3, β hCG. Phương pháp này giúp phát hiện nguy cơ thai nhi bị dị tật ống thần kinh.
- Xét nghiệm NIPT: Đây là phương pháp sàng lọc trước sinh hiện đại nhất, độ chính xác cao vượt trội so với các xét nghiệm double test và triple test. Phương pháp này thực hiện phân tích ADN tự do của thai nhi có trong máu của mẹ để sàng lọc các dị tật bẩm sinh thai có thể mắc phải. Đặc biệt, xét nghiệm này còn có thể thực hiện với các trường hợp mang song thai, mang thai hộ. NIPT có ưu điểm là thực hiện được từ tuần thứ 9 của thai kì, rất sớm để phát hiện kịp thời các bất thường ở thai nhi, nhờ vậy việc can thiệp, xử lý cũng dễ dàng hơn.
Đối tượng nào nên thực hiện sàng lọc trước sinh?
Theo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa, tất cả phụ nữ mang thai đều nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước sinh. Tuy nhiên, có 1 số trường hợp dưới đây thì BẮT BUỘC phải thực hiện sàng lọc trước sinh:
- Thai phụ từng có con bị dị tật bẩm sinh hoặc mắc các rối loạn di truyền, bị Down...
- Gia đình có người thân bị dị tật bẩm sinh và bệnh di truyền.
- Bố mẹ hoặc một trong hai người thường xuyên làm việc trong môi trường có tiếp xúc với hóa chất độc hại, tia xạ, ô nhiễm...
- Phụ nữ mang thai lớn trên 35 tuổi.
- Thai phụ bị tiểu đường, cảm cúm, rubella
- Thai phụ từng sảy thai ở những lần mang thai trước.
- Thai phụ từng lưu thai.
Chi phí thực hiện sàng lọc trước sinh?
Chi phí thực hiện sàng lọc trước sinh tùy thuộc vào phương pháp xét nghiệm và có sự chênh lệch tùy từng cơ sở.
- Xét nghiệm Double test, Triple test: 400.000 - 700.000 đồng.
- Xét nghiệm sàng lọc NIPT không xâm lấn: 4.000.000 đồng trở lên tùy từng gói, có gói trên 12 triệu đồng.
Xét nghiệm sàng lọc trước sinh ở đâu?
Hiện nay, các khoa sản, bệnh viện công và bệnh viện tư, các phòng khám sản phụ khoa đều có thể thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước sinh. Các mẹ bầu nên lựa chọn các đơn vị uy tín, có kinh nghiệm lâu năm, cơ sở vật chất hiện đại để có được kết quả sàng lọc chính xác nhất.
3 xét nghiệm sàng lọc trước sinh quan trọng mẹ bầu bận đến mấy cũng nhớ phải thực hiện đúng thời gian - Ảnh 12.
Lưu ý cho bà bầu trước khi đi xét nghiệm sàng lọc trước sinh:
- Với trường hợp làm double test và triple test, nên nhịn ăn sáng và chỉ uống nước lọc.
- Nên tìm hiểu kĩ các thông tin về tiểu sử gia đình xem có ai mắc bệnh di truyền hay dị tật bẩm sinh gì không.
- Giữ tâm trạng thoải mái.
- Mang theo các kết quả khám trước đó và điền đầy đủ thông tin bác sĩ yêu cầu theo kết quả khám trước đó.
Theo Trí Thức Trẻ
-
Làm mẹ6 giờ trướcĐại học Harvard đã khảo sát 10.000 để thống kê, phân tích và kết luận: Thành công của một người liên quan trực tiếp đến những trải nghiệm thời thơ ấu.
-
Làm mẹ1 ngày trướcYêu thương vốn là thứ vô hình, vô thanh. Nên nhiều khi cha mẹ hay nói: Lớn lên con sẽ hiểu cha mẹ yêu con nhường nào.
-
Làm mẹ2 ngày trước“Tôi không đối xử với các con như trẻ con, không la mắng chúng. Tôi không bao giờ bắt chúng phải học. Tôi không kiểm tra bài tập về nhà của chúng. Đó là trách nhiệm của bọn trẻ”.
-
Làm mẹ2 ngày trướcĐa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.
-
Làm mẹ3 ngày trướcNgười mẹ tấn công người bán hàng và cắn nhân viên bảo vệ sau khi con trai bị bắt quả tang lấy trộm trà sữa.
-
Làm mẹ3 ngày trướcViệc nói chuyện không kiểm soát, tiết lộ thông tin riêng tư của con cái đôi khi sẽ gây ra rắc rối lớn cho cả bạn và con cái bạn.
-
Làm mẹ3 ngày trướcThực tế, có những khuyết điểm ở trẻ không thực sự là khuyết điểm mà lại là dấu hiệu cho thấy trẻ rất có triển vọng trong tương lai.
-
Làm mẹ4 ngày trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
-
Làm mẹ4 ngày trướcTrong nhịp sống hiện đại, nhiều bậc phụ huynh lo ngại khi con mình ngày càng ít vận động, chủ yếu dành thời gian cho việc học và các thiết bị điện tử. Thói quen này có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ. Giúp con cân bằng giữa học tập, thư giãn và vận động là điều trăn trở của nhiều bậc cha mẹ.
-
Làm mẹ4 ngày trướcTheo các chuyên gia, thế hệ gen Z rất mong muốn được tôn trọng sự khác biệt, khao khát được lắng nghe, thấu hiểu. Chỉ khi đó mới có thể “bắt sóng” được các em và đồng hành về tinh thần.
-
Làm mẹ4 ngày trướcTỷ phú Bill Gates từng có thái độ cứng đầu và thách thức cha mẹ thời niên thiếu. Ông bà Gates đã làm gì để giải quyết chuyện đó?
-
Làm mẹ5 ngày trướcTS. Vũ Việt Anh - Chuyên gia giáo dục nhận định, vấn đề trẻ chịu áp lực từ học tập dẫn tới hành động tiêu cực như bỏ nhà đi, thậm chí tìm đến cái chết là thực trạng đau lòng mà những người làm giáo dục và tâm lý phải đối mặt hàng ngày.
-
Làm mẹ5 ngày trướcCha của tỷ phú Facebook từng đưa ra 2 lựa chọn cho con trai: Hoặc là có cơ hội học tại Harvard, hoặc là ông sẽ mua một cửa hàng nhượng quyền McDonald's để anh điều hành.