Nút bấm nhỏ xíu trên ô tô có thể cứu mạng trong tình huống khẩn cấp, bố mẹ nên dạy trẻ ngay lập tức

Có rất nhiều loại đèn cảnh báo nguy hiểm trên xe ô tô, nhưng đèn Hazard là công cụ cực hữu ích để bố mẹ giúp trẻ sinh tồn khi mắc kẹt bên trong xe.

Không chỉ ở Việt Nam mà các nước khác trên thế giới đã có nhiều trường hợp trẻ bị bỏ quên trên xe ô tô. Chưa bàn đến trách nhiệm hay lỗi sai thuộc về ai, tình huống trẻ nhỏ mắc kẹt trong ô tô khi không có người lớn bên cạnh là rất nguy hiểm.

Nút bấm nhỏ xíu trên ô tô có thể cứu mạng trong tình huống khẩn cấp, bố mẹ nên dạy trẻ ngay lập tức-1
Hàng loạt vụ bỏ quên trẻ trên xe ô tô gần đây khiến phụ huynh lo lắng

Để tránh hậu quả đáng tiếc khi quên trẻ một mình trong xe, bố mẹ có thể dạy trẻ nhiều cách thoát hiểm an toàn. Đầu tiên là phải giữ được bình tĩnh, không hoảng loạn và áp dụng một số mẹo hữu ích để báo cho người khác biết trẻ đang mắc kẹt. Chẳng hạn như cách sử dụng đèn Hazard ngay bên trong xe để cảnh báo tình huống cần cứu nạn.

Đèn Hazard là gì?

Đèn Hazard là loại đèn cảnh báo nguy hiểm khẩn cấp, hiển thị theo cách chớp tắt liên tục cả 4 bóng đèn xi-nhan của xe, gồm 2 đèn trước và 2 đèn sau.

Nút bấm nhỏ xíu trên ô tô có thể cứu mạng trong tình huống khẩn cấp, bố mẹ nên dạy trẻ ngay lập tức-2
Đèn Hazard được thiết kế đơn giản và nổi bật ngay trước khu vực ghế lái

Nút bấm nhỏ xíu trên ô tô có thể cứu mạng trong tình huống khẩn cấp, bố mẹ nên dạy trẻ ngay lập tức-3
Cơ chế hoạt động của đèn Hazard là chớp tắt đồng thời 4 đèn xi nhan ở 4 góc xe

Đèn này được thiết kế với các mục đích như:

- Báo đang thay lốp xe trên đường cho các xe khác tránh va chạm.

- Đang phải dừng xe ở làn khẩn cấp, bật cho các xe khác quan sát và tránh.

- Xe đang bị hư, cần sửa chữa.

- Xe đang bị phạt, xe bị kéo đi vì vi phạm, hư hỏng.

- Những tình huống khiến xe đang bị nguy hiểm hoặc tài xế bên trong cần hỗ trợ.

Dạy trẻ ghi nhớ cách thoát hiểm bằng đèn Hazard

Đèn Hazard có hình nút tam giác màu đỏ, nằm trên bảng điều khiển xe ô tô ở vị trí rất dễ thấy và dễ bấm. Khi nhấn nút để kích hoạt chế độ cảnh báo, người bên ngoài sẽ nhìn thấy và giữ khoảng cách an toàn với xe. Rất nhiều người lầm tưởng chức năng của đèn Hazard là đèn ưu tiên và lạm dụng sai cách, phụ huynh cũng nên tìm hiểu rõ và hướng dẫn cho con đúng cách.

Nút bấm nhỏ xíu trên ô tô có thể cứu mạng trong tình huống khẩn cấp, bố mẹ nên dạy trẻ ngay lập tức-4Nút bấm nhỏ xíu trên ô tô có thể cứu mạng trong tình huống khẩn cấp, bố mẹ nên dạy trẻ ngay lập tức-5Nút bấm nhỏ xíu trên ô tô có thể cứu mạng trong tình huống khẩn cấp, bố mẹ nên dạy trẻ ngay lập tức-6Nút bấm nhỏ xíu trên ô tô có thể cứu mạng trong tình huống khẩn cấp, bố mẹ nên dạy trẻ ngay lập tức-7

Mỗi loại xe lại thiết kế đèn Hazard ở vị trí khác nhau nhưng luôn đồng nhất hình tam giác đỏ

Một số dòng xe tự động kích hoạt đèn Hazard khi phương tiện phanh gấp hoặc gặp tai nạn. Nhưng nếu xe đang dừng đỗ và có tín hiệu đèn Hazard thì bên ngoài sẽ hiểu ý nghĩa xe đang có sự cố và hỗ trợ cứu hộ ngay lập tức.

Lưu ý: Đèn Hazard có thể kích hoạt ngay cả khi ô tô tắt máy không có chìa, nên bố mẹ có thể dạy trẻ bấm nút tam giác màu đỏ ngay khi cần cứu trợ từ trong xe.

Ngoài ra có thể kết hợp đèn Hazard với còi bấm trên vô lăng để gây sự chú ý, thu hút người khác đến hỗ trợ giải cứu khi trẻ bị nhốt trên xe ô tô. Với trẻ lớn hơn 6 tuổi thì bố mẹ có thể dạy con kỹ năng mở cửa sổ ô tô thủ công, hoặc đập vào kính xe để tạo âm thanh phát tín hiệu cầu cứu.

Nên để búa thoát hiểm loại nhỏ trên xe để trẻ có thể sử dụng trong tình huống khẩn cấp. Nếu không có búa thì phụ huynh nhắc trẻ tìm bất kỳ vật nặng nào có trong xe để phá kính 2 bên, không phá kính chắn gió.

Theo Phụ Nữ Việt Nam

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phunuvietnam.vn/nut-bam-nho-xiu-tren-o-to-co-the-cuu-mang-trong-tinh-huong-khan-cap-bo-me-nen-day-tre-ngay-lap-tuc-20240530141825228.htm

Thái Bình

trẻ mầm non

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.