Vợ bầu 6 tháng, đêm đi làm về chồng sợ tái mặt khi thấy đứa con đang nằm lọt thỏm trong bàn tay vợ

Đêm hôm ấy, khi đi làm về, anh chồng bỗng giật mình khi nhìn thấy một đứa bé nhỏ xíu đang nằm gọn trong lòng bàn tay vợ. Không những thế vợ anh còn nói những câu cưng nựng và xưng mẹ - con với đứa bé

Mang thai là hành trình mang đến muôn vàn cảm xúc cho mẹ bầu, nhất là những phụ nữ lần đầu làm mẹ. Đôi khi chỉ vì quá lo lắng cho con mà họ có những hành động khiến người khác phải "khóc dở mếu dở".

Vợ bầu 6 tháng, đêm đi làm về chồng sợ tái mặt khi thấy đứa con đang nằm lọt thỏm trong bàn tay vợ-1

Câu chuyện về bà mẹ dưới đây, phần nào cho chúng ta thấy được những cung bậc cảm xúc của phụ nữ khi mang thai, chắc hẳn ai đã từng trải qua rồi sẽ đều hiểu và cảm thông.

Xiao Zhang (Trung Quốc) năm nay 25 tuổi, anh lấy vợ được hơn 1 năm thì vợ mới mang thai. Cả nhà ai nấy đều rất vui mừng khi biết gia đình sắp có thêm thành viên mới, nhất là Xiao Zhang. Trong thời gian vợ mang thai, Xiao Zhang đã chăm sóc vợ rất cẩn thận, thậm chí anh còn yêu cầu vợ không cần làm gì cả để dưỡng thai cho thật tốt. 
 
Nhưng khi vợ Xiao Zhang mang bầu 6 tháng, một chuyện bất ngờ đã xảy ra. Đêm hôm ấy, khi Xiao Zhang đi làm về, anh bỗng giật mình khi nhìn thấy một đứa bé nhỏ xíu đang nằm gọn trong lòng bàn tay vợ. Không những thế vợ anh còn nói những câu cưng nựng và xưng mẹ - con với đứa bé. Khi đó, Xiao Zhang đã rất sốc và lo sợ vì không hiểu chuyện gì đang xảy ra: “Không lẽ vợ mình sinh non? Đứa bé mới 6 tháng đã chào đời, nó lại bé xíu vậy thì làm sao sống nổi? Sao vợ sinh con mà không báo với mình? tại sao cô ấy sinh con mà không đến bệnh viện?, ...” Dù rất hoảng loạn nhưng anh vẫn cố tiến lại gần để tìm hiểu mọi chuyện. Nhưng khi nhìn kỹ vào đứa trẻ thì anh mới vỡ lẽ ra mọi chuyện. Thì ra đứa bé vợ đang bồng trên tay chỉ là một con búp bê, vì trông nó quá giống thật nên anh đã bị nhầm lẫn và nghĩ rằng con mình bị sinh non.

Vợ bầu 6 tháng, đêm đi làm về chồng sợ tái mặt khi thấy đứa con đang nằm lọt thỏm trong bàn tay vợ-2

Xiao Zhang vui mừng khi mình đã suy đoán sai nhưng anh cũng rất giận vợ, không hiểu sao cô ấy lại vô cớ cưng nựng một đứa trẻ giả, khiến anh được một phen hốt hoảng. Lúc ấy, vợ Xiao Zhang mới nói rằng: “Em sợ sau khi sinh con mình không có kinh nghiệm, chân tay vụng về, lóng ngóng không biết làm gì nên mới dùng con búp bê này để để thực hành trước”. Hóa ra cũng chỉ vì vợ Xiao Zhang lần đầu làm mẹ nên rất lo lắng, cô sợ chăm con không tốt nên mới dùng con búp bê đóng giả con mình để thực hành việc "làm mẹ". Khi hiểu rõ những hành động của vợ, sống mũi Xiao Zhang tự nhiên cay xè. Bây giờ anh mới nhận ra bản thân thật vô tâm khi không hiểu được những lo lắng mà vợ đang trải qua, để cô ấy phải chịu đựng một mình. Có lẽ sau chuyện này, anh sẽ đồng hành và quan tâm tới vợ hơn, để cô ấy bớt bị căng thẳng, áp lực tâm lý.

Tâm lý lo lắng của bà xã Xiao Zhang là vấn đề chung của đa số các bà mẹ khi lần đầu mang thai. Vì thế, để giảm bớt những áp lực tâm lý cho sản phụ, người thân hãy cùng đồng hành và san sẻ những khó khăn, vất vả mà sản phụ đang trải qua để họ có một thai kỳ khỏe mạnh và nhẹ nhàng hơn. Ngoài ra, việc chuẩn bị trước khi sinh chu đáo sẽ tạo tiền đề cho hành trình vượt cạn suôn sẻ và giảm bớt cảm giác bỡ ngỡ với giai đoạn hậu sản, chăm sóc bé trong những tháng đầu đời.

Dưới đây là gợi ý về những việc mẹ cần chuẩn bị trước khi sinh em bé 

1. Lập kế hoạch sinh con

Bạn cần lên kế hoạch trong đầu về những gì mình sắp trải qua như: Mình sẽ sinh bé ở đâu, bác sĩ nào đỡ sinh cho mình, ai đưa mình đi sinh, cách chăm sóc bản thân và em bé sau sinh thế nào…? Tất cả những câu hỏi đó cần được trả lời chi tiết để giúp bạn không cảm thấy bỡ ngỡ.

2. Tham gia lớp học tiền sản

Tại lớp học tiền sản, bạn sẽ được truyền đạt kinh nghiệm về cơn chuyển dạ, hướng dẫn cách thở khi sinh, nhận biết khi nào cần nhập viện…Khi được trang bị kiến thức sinh nở vững vàng từ lớp học tiền sản, vợ chồng bạn sẽ giảm bớt nỗi lo để sẵn sàng trở thành người cha, người mẹ trong tương lai.

3. Làm quen với cách chăm sóc em bé trước

Việc làm quen với cách chăm sóc trẻ sơ sinh trước sẽ giúp bạn bớt bỡ ngỡ khi chăm con, giảm bớt những căng thẳng và áp lực có thể gặp phải khi con chào đời.

Vợ bầu 6 tháng, đêm đi làm về chồng sợ tái mặt khi thấy đứa con đang nằm lọt thỏm trong bàn tay vợ-3

4. Chuẩn bị tâm lý đi sinh

Chuyển dạ là một trải nghiệm tuyệt vời, tuy đau đớn nhưng lại là khoảnh khắc khó quên của các sản phụ. Để vượt qua quá trình chuyển dạ kéo dài 8 – 10 giờ, đôi lúc tới vài ngày, đòi hỏi mẹ phải có đủ sức khỏe và tinh thần. Vì thế càng cận kề ngày sinh, bạn càng cần chuẩn bị tâm lý vững vàng để vượt qua thử thách phía trước. Nếu được, hãy tham khảo kinh nghiệm của người đi trước về cơn gò chuyển dạ, cách đối phó và vượt qua cơn đau.

Ngoài ra, việc chăm sóc một đứa trẻ sẽ chiếm gần hết thời gian và tâm trí của bạn, khiến cuộc sống vợ chồng gần như đảo lộn hoàn toàn. Nếu không chuẩn bị kỹ về tâm lý, bạn rất dễ rơi vào trạng thái lo lắng, thậm chí trầm cảm sau sinh. 

5. Chuẩn bị đồ dùng trước sinh

Hầu như mẹ bầu nào cũng háo hức khi được tự tay chọn đồ cho con yêu. Thế nhưng, bạn chỉ cần mua vừa đủ dùng vì trẻ lớn rất nhanh, sắm quá nhiều sẽ gây ra lãng phí.

Những vật dụng cần thiết trong túi đồ đi sinh của mẹ là bao chân, chăn, tã giấy/tã vải, bao tay, áo sơ sinh, bình sữa, khăn sữa, khăn tắm, quần áo mặc ở nhà, quần lót sau sinh, miếng lót, băng vệ sinh dùng phòng khi bị són tiểu, băng vệ sinh cỡ lớn, bỉm cỡ lớn, áo lót dùng cho con bú, miếng lót thấm sữa, đai quấn bụng, khăn mặt, dép/tất… Đồ dùng cho bé khi ở nhà cần có thêm nôi, chậu tắm bé, sữa tắm dành riêng cho trẻ sơ sinh, máy hút sữa…  

Vợ bầu 6 tháng, đêm đi làm về chồng sợ tái mặt khi thấy đứa con đang nằm lọt thỏm trong bàn tay vợ-4

6. Tập hít thở khi sinh 

Thở đúng kỹ thuật có thể giúp bạn bình tĩnh và kiểm soát cơn đau mà không cần dùng thuốc giảm đau trong lúc chuyển dạ. Khi áp dụng đúng kỹ thuật thở, bạn sẽ giảm bớt sự căng thẳng, lo lắng, giúp quá trình sinh nở diễn ra suôn sẻ hơn.

Khoảng 8 tuần trước ngày dự sinh là bạn có thể thực hành hít – thở khi sinh. Hãy nhớ rằng không có cách thở nào là đúng hoàn toàn. Trong quá trình chuyển dạ, bạn cần lắng nghe cơ thể mình và theo sự hướng dẫn của bác sĩ để làm những gì tốt nhất cho bản thân và em bé. 

7. Tìm hiểu kiến thức chăm sóc hậu sản

Thời kỳ hậu sản được tính là 6 tuần đầu tiên sau khi sinh con. Đây là khoảng thời gian để cơ thể mẹ hồi phục và trở lại bình thường. Vì thế, bạn cần biết cách tự chăm sóc bản thân trong giai đoạn này để phòng ngừa những biến chứng hậu sản có thể xảy ra.

8. Lập kế hoạch chăm con sau khi xuất viện

Khoảng thời gian đầu sau sinh là giai đoạn khó khăn vì vừa phải chăm bé, vừa tranh thủ nghỉ ngơi để cơ thể phục hồi. Cho nên, bạn cần lên kế hoạch cụ thể về việc phân chia thời gian ngủ nghỉ – chăm con hợp lý. Bạn cũng cần biết ai sẽ hỗ trợ mình trong giai đoạn này, họ sẽ giúp bạn làm những gì… Việc lên kế hoạch chi tiết sẽ giúp bạn không bị “sốc” khi đối mặt với những việc sau khi từ bệnh viện về nhà.

Vợ bầu 6 tháng, đêm đi làm về chồng sợ tái mặt khi thấy đứa con đang nằm lọt thỏm trong bàn tay vợ-5

9. Lựa chọn bệnh viện phụ sản uy tín

Việc lựa chọn nơi sinh đóng vai trò quan trọng, góp phần quyết định ca sinh của bạn có diễn ra thuận lợi, mẹ và bé có được chăm sóc sau sinh tốt hay không. Tiêu chí khi chọn bệnh viện là có đội ngũ y bác sĩ giỏi nghề, máy móc trang thiết bị hiện đại và dịch vụ chăm sóc chu đáo.

Theo An Nhiên - Vietnamnet


sinh con

mang thai


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.