6 cách xử lý dầu ăn thừa đơn giản, không gây tắc cống

Đối với dầu thừa đã qua sử dụng thì cần phải có cách xử lý phù hợp để tránh gây ra những tác hại không mong muốn.

1. Đổ dầu mỡ thừa vào chai rồi vứt ra thùng rác

Bạn cũng có thể xử lý lượng dầu mỡ thừa sau khi nấu ăn bằng cách đổ vào chai nhựa. Sau đó bạn cho vào trong thùng rác để đội vệ sinh môi trường xử lý. Tránh đổ thẳng dầu ăn vào thùng rác, vì nó sẽ làm bẩn loang ra và thu hút động vật gặm nhấm.

6 cách xử lý dầu ăn thừa đơn giản, không gây tắc cống-1


Làm nguội dầu ăn trước khi xử lý. Để tránh rủi ro bị bỏng, bạn hãy để dầu nguội hẳn trước khi đem vứt bỏ. Đừng bao giờ nhấc lên cả một nồi nặng đầy dầu ăn nóng hoặc đổ dầu nóng vào thùng rác.

Tùy vào lượng dầu, có thể bạn cần chờ vài tiếng cho dầu nguội. Nếu cần, bạn có thể để dầu ra ở ngoài qua đêm. Nếu chỉ còn một ít dầu trong chảo, bạn chỉ cần đợi dầu nguội và dùng khăn giấy lau.

2. Tái sử dụng lại dầu ăn thừa

Đối với dầu đã qua sử dụng một lần nếu số lượng nhỏ thì bạn có thể thải bỏ, nhưng đối với số lượng dầu qua sử dụng lớn thì bạn có thể tái sử dụng lại khoảng 2 lần là đủ. Nhưng lưu ý phải lọc sạch những chất cặn của thực phẩm ở quá trình sử dụng trước!

6 cách xử lý dầu ăn thừa đơn giản, không gây tắc cống-2


Chọn vật đựng không dễ vỡ có nắp đậy kín. Nếu muốn sử dụng lại dầu ăn, bạn nhớ dùng vật đựng sạch để đựng dầu. Mặc dù lọ thủy tinh cũng dùng được, nhưng nó sẽ bị vỡ tan nếu bạn lỡ tay làm rơi. Đựng dầu ăn trong lọ nhựa có nắp vặn như lọ bơ lạc là tốt nhất. Nhớ dán nhãn trên lọ để đề phòng những người khác nhầm lẫn.

Dầu ăn đã qua sử dụng 2 lần thì nên loại bỏ vì khi sử dụng lại quá nhiều lần dầu trở nên đặc hơn, màu sẫm lại, có mùi khét. Đó là dấu hiệu cho thấy dầu đã bị biến chất, nếu sử dụng sẽ có nguy cơ ung thư rất cao.

3. Xử lý dầu mỡ thừa bằng xà phòng

Cách thực hiện rất đơn giản, dầu mỡ sau khi sử dụng xong còn lại bạn cho vào một cái thau rồi hòa tan bột giặt hoặc nước giặt với nước ấm. Sau đó cho vào thau đựng dầu ăn khuấy đều lên. Tùy lượng dầu mỡ ít hay nhiều mà cho bột giặt ít hay nhiều. Sau cùng bạn có thể đổ thau dầu ăn này đi và rửa thau lại với nước rửa chén.

6 cách xử lý dầu ăn thừa đơn giản, không gây tắc cống-3


4. Xử lý dầu mỡ thừa bằng chế phẩm vi sinh

Khi chế biến thức ăn xong, đã có không ít người đổ trực tiếp lượng dầu mỡ thừa xuống đường ống thoát nước của bồn rửa chén, mà không hay biết rằng dầu mỡ thừa là những chất khó phân hủy và có độ bám dính cao. Sau một thời gian lượng dầu mỡ thừa này sẽ bám, đóng vào đường ống gây ra tình trạng ống thoát nước bị tắc và bốc mùi hôi thối.

6 cách xử lý dầu ăn thừa đơn giản, không gây tắc cống-4


Để xử lý tình trạng này, bạn nên đổ trực tiếp chế phẩm vi sinh chuyên dụng trong xử lý dầu mỡ xuống đường ống cống thoát nước. Đây là chế phẩm sinh học gồm tập hợp các vi khuẩn có lợi trong tự nhiên vào sản phẩm và một trong những tác dụng chính là dùng để xử lý dầu mỡ thừa gây ô nhiễm. Quan trọng là chế phẩm này rất an toàn với người sử dụng.

5. Xây bồn trữ dầu mỡ để xử lý dầu mỡ thừa

Xây bồn trữ dầu mỡ và liên hệ xe hút dầu đến hút định kỳ. Đây là cách thường dùng trong các quán ăn, nhà hàng, khách sạn, nơi sử dụng rất nhiều dầu ăn mỗi ngày và hiện nay cũng có rất nhiều gia đình áp dụng.

6. Đổ dầu nguội vào túi rác ni lông

Dùng túi rác đã có sẵn một ít rác bên trong. Ví dụ, bạn có thể dùng túi rác đã đựng khăn giấy dùng rồi hoặc các mẩu vụn rau quả bỏ đi. Đổ dầu ăn đã nguội vào túi rác để cho rác ngấm dầu. Buộc chặt túi và vứt vào thùng rác.

6 cách xử lý dầu ăn thừa đơn giản, không gây tắc cống-5

Theo Nhịp Sống Việt

Xem link gốc Ẩn link gốc http://nhipsongviet.toquoc.vn/6-cach-xu-ly-dau-an-thua-don-gian-khong-gay-tac-cong-222021139145817889.htm

mẹo vặt gia đình


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.