Giả mất việc để trục lợi bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, trong hơn ba năm thực hiện bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), tình trạng doanh nghiệp và người lao động (NLĐ) thông đồng, bắt tay nhau để trục lợi BHTN đang gia tăng.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, trong hơn ba năm thực hiện bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), tình trạng doanh nghiệp và người lao động (NLĐ) thông đồng, bắt tay nhau để trục lợi BHTN đang gia tăng.

Theo  BHXH Việt Nam, sau hơn ba năm thực hiện BHTN, hiện nảy sinh nhiều vướng mắc. Do quy định về điều kiện hưởng BHTN còn chưa cụ thể, chưa xét tới nguyên nhân bị thất nghiệp, xuất hiện tình trạng NLĐ tự ý xin nghỉ việc để hưởng BHTN sau đó quay trở lại làm việc tại chính đơn vị đó.

Đặc biệt, nhức nhối nhất là tình trạng chủ sử dụng lao động thoả thuận, thông đồng, bắt tay với NLĐ để làm các thủ tục hưởng BHTN nhưng thực tế NLĐ vẫn làm việc bình thường tại đơn vị hoặc chủ sử dụng lao động bố trí cho NLĐ nghỉ việc từng đợt để giải quyết BHTN.

Qua theo dõi tại các địa phương, tình trạng thất nghiệp giả này đang có chiều hướng gia tăng, gây ảnh hưởng đến quỹ BHTN. Ngoài ra, còn xuất hiện tình trạng mức tiền lương đóng BHTN trong 6 tháng cuối trước khi nghỉ việc của NLĐ tăng cao bất thường (mức tối đa bằng 20 lần mức lương tối thiểu chung - PV), sau đó nghỉ việc hưởng BHTN ở mức cao, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến Quỹ BHTN.

Việc quy định NLĐ đang trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp mà có việc làm mới hoặc đi nghĩa vụ quân sự được giải quyết trợ cấp một lần là chưa phù hợp với nguyên tắc của bảo hiểm (trợ cấp BHXH chỉ bù đắp về thu nhập trong thời gian không có việc làm, không có nguồn thu nhập khác).

Ngoài ra, theo quy định, ở các đơn vị sử dụng dưới 10 lao động, NLĐ có giao kết hợp đồng lao động trên 12 tháng hiện chưa được tham gia BHTN là chưa hợp lý vì đối tượng này có nguy cơ mất việc làm cao. "Có không ít doanh nghiệp cố tình khai giảm số lượng lao động xuống dưới 10 người để trốn đóng BHTN, nhiều lao động không có tên trong sổ lương nên cơ quan BHXH khó khăn trong công tác thu BHTN, dẫn đến không đảm bảo quyền lợi của NLĐ" - ông Được nói.

Tới đây, BHXH Việt Nam sẽ tăng cường thanh, kiểm tra các đơn vị có biểu hiện vi phạm để ngăn chặn. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện đơn vị nào có hành vi vi phạm nghiêm trọng, BHXH Việt Nam sẽ đề nghị cơ quan công an vào cuộc điều tra, truy tố trước pháp luật.

Theo BHXH Việt Nam, số người tham gia BHTN gia tăng theo từng năm. Nếu như năm 2009 là hơn 5,4 triệu người thì 8 tháng đầu năm 2012 đã tăng lên hơn 8 triệu người. Số người hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng năm cũng tăng nhanh (năm 2011 tăng 160% so với năm 2010, quý I năm 2012 tăng 50% so với cùng kỳ năm 2011) và đối tượng hưởng chủ yếu là những người có thời gian đóng BHTN từ đủ 12 đến 36 tháng, trong đó lao động nữ chiếm 60%.

Trong 8 tháng đầu năm, đã có 298.200 người được chi trả trợ cấp thất nghiệp với số tiền hơn 1.411.233 triệu đồng. Ngoài ra, còn có 1.406 người được hỗ trợ học nghề với số tiền 1.472 triệu đồng.

Trong 8 tháng đầu năm 2012, tổng số nợ BHTN cả nước lên tới 415,524 tỷ đồng; trong đó riêng đơn vị sử dụng lao động nợ tới 145,453 tỷ đồng. Nợ BHTN ở khu vực hành chính sự nghiệp phổ biến hơn ở các khối khác. Nguyên nhân là do các cơ quan tài chính chưa bố trí hoặc chưa cấp, cấp chưa đầy đủ, chậm cấp kinh phí phần 1% trách nhiệm đóng BHTN của người sử dụng lao động để đơn vị đóng theo quy định, phần hỗ trợ quỹ BHTN 1% của ngân sách địa phương cũng còn vướng mắc

Theo VEF


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.