2 ngân hàng Việt Nam liên tiếp phản bác bảng xếp hạng của Fitch

>>

Sau khi cơ quanxếp hạng tín nhiệm danh tiếng thế giới Fitch công bố hạ mức tín nhiệm củaVietcombank và ACB từ mức “D” xuống D/E (31/8), hai ngân hàng Vietcombank vàACB đã liên tiếp phản bác kết quả công bố của cơ quan xếp hạng tín nhiệm này.

>> 

Cả hai ngân hàng này đều bày tỏ quanđiểm không đồng ý với cơ sở mà Fitch dựa vào để xếp hạng vì các dữ liệu đó chỉlà những thông tin được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng chứchưa phải là thông tin chính thức từ các ngân hàng này. Bên cạnh đó, Fitch khôngcó mặt ở Việt Nam, không có điều kiện sâu sát thực tế của Việt Nam nên họ khôngthấy hết chất lượng hoạt động của ngành ngân hàng Việt Nam. Do vậy việc đánh giácủa họ cũng không “chuẩn xác” so với thực tiễn tại Việt Nam.

Phía ACB đã đưa ra dẫn chứng cho thấysự vô lý của lần xếp hạng này. Cụ thể là cách cung cấp và bố trí thông tin khôngphù hợp. Fitch nêu ACB tăng trưởng tín dụng 42% so với cùng kỳ (tháng 6/2009)nhưng lại đặt bên cạnh mục tiêu tăng trưởng tín dụng 52%/năm là kế hoạch tăngtrưởng chung của ACB vào cuối năm 2010 so với đầu năm 2010. Cách sắp xếp này gâyhiểu sai về tốc độ tăng trưởng của ACB.

Tăng trưởng tín dụng của ACB trong 8tháng đầu năm đạt gần 30% và mục tiêu là 50% vào cuối năm. ACB cho rằng nếu tínhđến yếu tố mùa vụ (Tết) rất đặc thù của Việt Nam (hầu như quý I không tăng tíndụng) thì việc 4 tháng cuối năm tăng trưởng 20% còn lại là không quá cao vàkhông quá nóng. Do vậy, Fitch nhận xét tăng trưởng tín dụng nửa sau 2010 sẽnhanh và rủi ro tăng theo là không đúng.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngành Ngân hàng Việt Nam nói chung trong 5 nămvừa qua là cao (34% một năm), ACB tăng tín dụng trong 5 năm ấy là hơn 4,6 lần (bìnhquân 55% một năm). Tuy nhiên, theo ACB, Việt Nam là kinh tế có tốc độ tăngtrưởng nhanh (7,5%-8,0%/năm) và chủ yếu dựa vào hệ thống ngân hàng thương mại (vớitốc độ tăng trưởng cao trên 22%/năm) hơn là thị trường chứng khoán. Vì vậy tíndụng tăng trưởng cao như vậy lại là bình thường nếu so sánh với các kinh tế khác. 

2 ngân hàng Việt Nam liên tiếp phản bác bảng xếp hạng của Fitch
Với ACB trong điều kiện thực tế tại Việt Nam, việc 4 tháng cuối năm tăng trưởng 20% còn lại là không quá cao và không quá nóng

ACB cũng chỉ ra thực tế là tốc độ tăng trưởng xét theo tỷ lệ tương đối là cao,song nếu tính theo số tuyệt đối lại không hề cao. Năm 2010, sau 8 tháng, tăngtrưởng tín dụng tuyệt đối của ACB với trên 280 chi nhánh và phòng giao dịch là17.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 60 tỷ đồng một chi nhánh hoặc phòng giao dịch,là con số rất nhỏ. Chưa kể thị phần tín dụng của ACB còn rất nhỏ (trên dưới 4%)nên việc tăng trưởng nhanh không phải là quá bất thường.

Fitch e ngại tăng trưởng tín dụng nhanh sẽ ảnh hưởng đến an toàn vốn và thanhkhoản của ACB. Tuy nhiên ACB cho rằng đây là sự lo xa hơi quá, bởi hệ số CAR củangân hàng đang là trên 9% và ACB đã thông qua kế hoạch nâng vốn để duy trì hệ sốtheo quy định. Fitch cũng e ngại khi tín dụng ngoại tệ của ACB tăng cao, songngân hàng cho rằng đã có các biện pháp bảo hiểm, nên rủi ro này hầu như không có.

Phía Vietcombank cũng bày tỏ quanđiểm không nhất trí với cách đánh giá của Fitch. Trong đánh giá của mình, Fitchcho rằng, hoạt động của Vietcombank trong 2009 và nửa đầu 2010 bộc lộ sự mất cânđối khi tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng vọt đe dọa chất lượng tài sản. Hệ số antoàn vốn (CAR - vốn điều lệ trên tổng tài sản) không đạt yêu cầu, chỉ đạt 8,45%,dưới mức tối thiểu theo quy định là 9%.

Tuy nhiên, theo giải thích từ phíaVietcombank, sở dĩ hệ số CAR thấp như vậy là do quá trình tăng vốn.

Mặc dù làngân hàng cổ phần nhưng Vietcombank vẫn mất nhiều thủ tục vì nhà nước vẫn nắmgiữ tới 90,7% vốn điều lệ của ngân hàng, việc tăng vốn không chỉ cần hội đồngquản trị thông qua, mà còn cần ý kiến của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước vàChính phủ.

Mặt khác, Vietcombank đã có kế hoạch tăng vốn thêm 33% (tương đươnghơn 4.000 tỷ đồng) và đã được Thủ tướng phê duyệt. Với số vốn tăng thêm này, hệsố CAR của Vietcombank sẽ lên tới 10,5% chứ không còn là 8,45% như Fitch quanngại nữa.

2 ngân hàng Việt Nam liên tiếp phản bác bảng xếp hạng của Fitch

Phía Vietcombank cũng cho rằng tốc độtăng trưởng tín dụng của Vietcombank lên đến 26% trong năm 2009 là hoàn toàn phùhợp vì đây là năm Chính phủ triển khai chương trình kích cầu qua lãi suất đểchống suy giảm, tất cả các ngân hàng Việt Nam đều đẩy mạnh cho vay. Toàn bộ hệthống tăng trưởng gần 40%, trong khi Vietcombank chỉ là 26% thì không thể gọi là“quá cao” được.

Qua một loạt dẫn chứng, đại diện cácngân hàng đều cho rằng kết quả xếp hạng của Fitch là cần thiết. Tuy nhiên, nhữngchỉ số mà tổ chức này đưa ra không phải tất cả đều chính xác và  có độ tin cậycao vì họ cũng chỉ là tổ chức tư vấn và chịu trách nhiệm rất hữu hạn với các báocáo của nhân viên mình. Đặc biệt mỗi báo cáo là quan niệm của riêng một cá nhânphân tích, nên yếu tố chủ quan rất cao, nhất là trong điều kiện họ thiếu thôngtin và phải phân tích từ xa. Do vậy sẽ có nhiều thông tin xa rời thực tế.

"Fitch chưa bao giờ gặp ACB để trao đổi về số liệu. Do đó cần rất thận trọngkhi đọc và hiểu các báo cáo của họ", đại diện ngân hàng ACB tuyên bố.

Theo TT
Diễn đàn doanh nghiệp



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.