6 nhóm giải pháp cho mục tiêu tăng trưởng 6,5%

“Chính phủ xác định phải tập trung nỗ lực huy độngcác nguồn lực của toàn xã hội để thực hiện yêu cầu bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô,không để lạm phát cao, đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 6,5% trong năm 2010”.

“Chính phủ xác định phải tậptrung nỗ lực huy động các nguồn lực của toàn xã hội để thực hiện yêu cầu bảo đảmổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao, đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 6,5%trong năm 2010”. Đó là mục tiêu được nêu trong nghị quyết số 18 của Chính phủban hành ngày 6-4.

Nhằm đạt được mục tiêu trên,Chính phủ đề ra sáu nhóm giải pháp chủ yếu, trong đó nhóm giải pháp đầu tiên làtập trung kiềm chế lạm phát.

Ổn định giá để kiềm chế lạmphát

Nhóm giải pháp đầu tiên là tậptrung kiềm chế lạm phát để thực hiện chỉ tiêu của Quốc hội là năm 2010, chỉ sốgiá tiêu dùng chỉ được tăng khoảng 7%. Nghị quyết giao Ngân hàng Nhà nước bảođảm lượng tiền trong lưu thông hợp lý; sử dụng linh hoạt các công cụ lãi suất đểgiảm dần mặt bằng lãi suất thị trường; đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn các ngânhàng thương mại thực hiện cho vay theo cơ chế lãi suất thỏa thuận đối với dự ánsản xuất, kinh doanh có hiệu quả theo nghị quyết của Quốc hội.

Về phía Bộ Công thương không đượcđể xảy ra thiếu hàng, sốt giá. Theo nghị quyết, các hiện tượng đầu cơ nâng giá,gian lận thương mại sẽ bị ngăn chặn, xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.

Chính phủ cũng giao các bộ Tàichính, Công thương rà soát cơ chế kiểm soát giá xăng dầu để bảo đảm hoạt độngkinh doanh xăng dầu theo nguyên tắc thị trường, rà soát lại chi phí kinh doanh,sử dụng linh hoạt, hiệu quả các công cụ thuế, phí và quỹ bình ổn giá xăng dầu,không để giá xăng tăng liên tục trong thời gian ngắn.

Các tập đoàn kinh tế, tổng côngty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước bên cạnh việc không được tăng giá bất hợp lý,còn phải tham gia việc bình ổn thị trường, nhất là đối với các mặt hàng thiếtyếu như lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, đường, sữa, xăng dầu, thép,ximăng...

6 nhóm giải pháp cho mục tiêu tăng trưởng 6,5%

Theo nghị quyết của Chính phủ, ngành ngân hàng phải giảm lãi suất và đảm bảo tiền trong lưu thông ở mức hợp lý (Ảnh: T.Đạm)

Tăng xuất khẩu, giảmnhập khẩu

Nhóm giải pháp thứ hai là thúcđẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, cải thiện cán cân thanh toán, bảo đảm tốc độtăng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 6% và tỉ lệ nhập siêu khoảng 20% trong năm2010. Việc điều hành tỉ giá theo hướng ổn định, góp phần khuyến khích xuất khẩu,hạn chế nhập siêu, huy động được các nguồn ngoại tệ từ doanh nghiệp, dân cư,kiều hối, tiền gửi từ bên ngoài vào VN...

Nguồn ngoại tệ của ngân hàng đượcđịnh hướng tập trung cho mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất mà trong nước chưasản xuất được; hạn chế việc cho vay ngoại tệ để nhập khẩu những mặt hàng khôngkhuyến khích nhập khẩu. Trong tháng 4, Bộ Công thương và các cơ quan liên quanphải trình Thủ tướng các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu.

Bộ Công thương cũng có tráchnhiệm kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu những mặt hàng chưa thật sự cần thiết,mặt hàng trong nước đã sản xuất được.

Bộ Tài chính sử dụng linh hoạtcác công cụ thuế, phí, lệ phí và các biện pháp thích hợp đối với hàng xuất, nhậpkhẩu để đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, trước hết là đối với những mặthàng trong nước sản xuất được hoặc không khuyến khích nhập khẩu để hạn chế nhậpsiêu.

Thường xuyên giám sát thịtrường vàng, tiền tệ

Công trình dùng vốn ngân sách: phải dùng hàng nội

Một giải pháp quan trọng khác là các bộ và UBND các tỉnh, thành chỉ đạo những cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhập khẩu, xác định những vật tư, thiết bị mà trong nước đã sản xuất được và đáp ứng yêu cầu chất lượng là đầu vào của các dự án, công trình, trước hết là các dự án, công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách, trái phiếu chính phủ để thay thế hàng nhập khẩu.

Bộ trưởng, chủ tịch UBND các tỉnh, thành quyết định và chịu trách nhiệm về việc chỉ định sử dụng các vật tư, thiết bị sản xuất trong nước thay thế hàng nhập khẩu của các dự án, công trình thuộc ngành, lĩnh vực, địa phương mình quản lý.

Nhóm giải pháp thứ ba là bảo đảm nguồn lực thựchiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. BộTài chính phấn đấu tăng thu ngân sách nhà nướcnăm 2010 vượt trên 5% so với dự toán đã đượcQuốc hội quyết định, Chính phủ giao; điều hànhtheo hướng triệt để thực hành tiết kiệm, chốnglãng phí trong sử dụng kinh phí ngân sách nhànước, trước hết là đối với các hoạt động mua sắmphương tiện, tiếp khách, lễ hội và các khoản chithường xuyên khác.

Nhóm giải pháp thứ tư là bảo đảmổn định, an toàn của hệ thống tài chính - ngân hàng. Thường xuyên theo dõi, tăngcường kiểm tra, giám sát tình hình thị trường tiền tệ và thị trường vàng để cóbiện pháp điều chỉnh, xử lý kịp thời. Thị trường tài chính, chứng khoán, bảohiểm và thị trường bất động sản cũng sẽ được tăng cường quản lý giám sát để bảođảm hoạt động lành mạnh, ổn định.

Nhóm giải pháp thứ năm là tiếptục thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh. Bộ Công thương phải ngăn chặn cáctổ chức, cá nhân lợi dụng biến động giá thế giới để nhập, găm giữ hàng, nâng giábán, gây bất ổn định thị trường, giá cả; kiểm soát hệ thống phân phối của doanhnghiệp, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống...

Bộ Nông nghiệp và phát triển nôngthôn xây dựng cơ chế tiêu thụ sản phẩm để bảo đảm được lợi ích người sản xuấtkhi giá thế giới xuống thấp và xuất khẩu đạt mức giá tốt nhất; triển khai cácbiện pháp kỹ thuật kiểm soát chất lượng và an toàn vệ sinh đối với hàng nông,lâm, thủy sản nhập khẩu.

Nhóm giải pháp còn lại là về đẩymạnh công tác tư tưởng, thông tin, tuyên truyền, tạo đồng thuận cao trong xã hội.

Xung quanh sáu nhóm giải pháp của Chính phủ, chúng tôi đã trao đổi thêm với các chuyên gia.

- TS Vương Quân Hoàng (nghiên cứu viên của Trung tâm Emile Bernheim, Đại học Tổng hợp Brussels, Bỉ):

Một trong những vấn đề kinh tế vĩ mô đáng lo ngại nhất hiện nay là nhập siêu, ở cả hai khía cạnh: thứ nhất là các doanh nghiệp trong nước làm ra giá trị gia tăng thấp; thứ hai là tâm lý chuộng hàng ngoại vẫn phổ biến trong đông đảo người Việt. Về mặt kiểm soát nhập khẩu, chúng ta phải dùng các biện pháp kỹ thuật phù hợp với quy định của Tổ chức Thương mại thế giới. Tất nhiên cái khó là sản xuất trong nước chưa đủ mạnh.

Tôi lấy ví dụ, nếu người Mỹ ít mua Toyota hơn thì lập tức doanh số bán hàng của GM, Ford tăng vọt, vì họ có những hàng hóa thay thế tốt tương đương. Còn ở mình thì sản xuất nội địa trong nhiều lĩnh vực chưa đủ sức thay thế nhập khẩu.

Do vậy tôi cho rằng nghị quyết của Chính phủ đã đề ra một giải pháp hết sức xác đáng là xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp hàng tiêu dùng để tạo ra được nhiều hàng hóa đạt chất lượng thay thế hàng nhập khẩu, góp phần giảm nhập siêu cả trước mắt và lâu dài.

- TS Đoàn Hồng Quang (chuyên gia cao cấp Ngân hàng Thế giới tại VN):

Trong tình hình kinh tế thế giới chưa thật sự phục hồi như hiện nay, VN cần ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô với các chỉ số lạm phát, nhập siêu hợp lý. Với tổng đầu tư toàn xã hội lên đến 42%, đầu tư lớn thế trong khi khả năng sản xuất trong nước có hạn thì đương nhiên nhập siêu sẽ tăng.

Đầu tư nhiều cũng là sức ép lên lạm phát. Vì vậy, nên nâng cao hiệu quả của đồng tiền đầu tư, giữ mức tổng đầu tư toàn xã hội ở tỉ lệ hợp lý sẽ giúp giảm nhập siêu và kiểm soát lạm phát hiệu quả.

V.V.T. - C.V.K.

Theo V.V.Thành
6 nhóm giải pháp cho mục tiêu tăng trưởng 6,5%



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.