6 giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô

Ngày 64, Chính phủ đã ban hànhNghị quyết 18NQCP về 6 giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạmphát cao và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% trong năm 2010.

Ngày 6/4, Chính phủ đã banhành Nghị quyết 18/NQ-CP về 6 giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không đểlạm phát cao và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% trong năm 2010.

6 giải pháp lớn bao gồm: Tậptrung kiềm chế lạm phát; thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, cải thiện cáncân thanh toán; bảo đảm nguồn lực thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội;bảo đảm ổn định, an toàn của hệ thống tài chính - ngân hàng; tiếp tục thúc đẩyphát triển sản xuất, kinh doanh và đẩy mạnh công tác tư tưởng, thông tin, tuyêntruyền, tạo đồng thuận cao trong xã hội.

Tập trung kiềm chế lạm phát

Đây là giải pháp đầu tiên được đưa ra trong Nghị quyết. Theo đó, Ngân hàng Nhànước Việt Nam tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thậntrọng; bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng khoảng 25% và tổng phương tiện thanhtoán khoảng 20%. Đồng thời, chỉ đạo, hướng dẫn các ngân hàng thương mại thựchiện cho vay theo cơ chế lãi suất thoả thuận đối với dự án sản xuất, kinh doanhcó hiệu quả theo Nghị quyết của Quốc hội.

Bộ Công Thương tiến hành rà soát, đánh giá tình hình cung - cầu các mặt hàngphục vụ sản xuất và đời sống, trước hết là các mặt hàng thiết yếu như gạo, đường,sữa, thuốc chữa bệnh, thức ăn chăn nuôi, phân bón, xăng dầu, xi măng, thép… Theodõi sát diễn biến thị trường trong và ngoài nước để kịp thời áp dụng các giảipháp điều tiết, bình ổn thị trường, nhất là đối với những mặt hàng thiết yếu,không để xảy ra thiếu hàng, sốt giá.

Bộ Tài chính cùng với Bộ Công Thương, các bộ, cơ quan liên quan duy trì ổn địnhgiá điện bán cho các hộ sản xuất, tiêu dùng và giá than bán cho sản xuất điệnđến hết năm 2010.

Đồng thời, rà soát cơ chế kiểm soát giá xăng dầu để bảo đảmhoạt động kinh doanh xăng dầu hoạt động theo nguyên tắc thị trường, rà soát lạichi phí kinh doanh, sử dụng linh hoạt, hiệu quả các công cụ thuế, phí và Quỹbình ổn giá xăng dầu không để giá xăng tăng liên tục trong thời gian ngắn, gâytác động bất lợi đến sản xuất và tâm lý người tiêu dùng.

6 giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô

Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương tiến hành rà soát, đánh giá tình hình cung - cầu các mặt hàng phục vụ sản xuất và đời sống

Thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu

Để bảo đảm tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu đạttrên 6% và tỷ lệ nhập siêu khoảng 20% trong năm2010, Chính phủ chỉ đạo Bộ Công Thương tổ chứctriển khai các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu,kiểm soát nhập siêu theo đúng chỉ đạo của Thủtướng Chính phủ. Tăng cường công tác xúc tiếnthương mại để mở rộng thị trường, thị phần xuấtkhẩu cho các doanh nghiệp, đồng thời có các cơchế, chính sách phù hợp để khuyến khích cácdoanh nghiệp tăng lượng hàng hoá xuất khẩu.

Trong quý 2/2010, Bộ Công Thương sẽ xây dựng,trình Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sáchkhuyến khích thu hút các tổ chức, cá nhân trongvà ngoài nước đầu tư phát triển công nghiệp hỗtrợ, công nghiệp hàng tiêu dùng để tạo ra đượcnhiều hàng hóa đạt chất lượng thay thế hàng nhậpkhẩu, góp phần giảm nhập siêu cả trước mắt vàlâu dài.

Cũng nhằm thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu,Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính tiếp tục đẩy mạnhđơn giản hoá thủ tục hành chính trong lĩnh vựchải quan để rút ngắn thời gian thông quan vàtiết giảm chi phí đối với hàng hoá xuất khẩu.

Tập trung vốn cho các dự án quan trọng, cấpbách

Về thu ngân sách nhà nước năm 2010, sẽ phấn đấutăng vượt trên 5% so với dự toán đã được Quốchội quyết định, Chính phủ giao. Đẩy mạnh giảingân và sử dụng có hiệu quả các khoản vốn hỗ trợphát triển chính thức (ODA).

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì rà soát lại các dựán đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn cónguồn gốc từ ngân sách nhà nước, trái phiếuChính phủ để điều chuyển vốn đối với ngân sáchtrung ương và hướng dẫn điều chuyển vốn đối vớingân sách địa phương theo hướng tập trung vốncho các dự án quan trọng, cấp bách phải hoànthành trong năm 2010. Không bố trí vốn cho cácdự án đầu tư cho đến thời điểm này chưa được bốtrí vốn, trừ vốn đối ứng các dự án vay nướcngoài.

Đồng thời, sẽ xây dựng cơ chế chính sách đủ sứchấp dẫn để kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong vàngoài nước tham gia đầu tư theo chủ trương đẩymạnh xã hội hóa trong đầu tư phát triển; xâydựng và công bố danh mục dự án, công trình đầutư cụ thể để huy động các nguồn lực trong xã hộiphục vụ mục tiêu đầu tư phát triển.

Giảm lãi suất cho vay đến mức thị trường chấpnhận được

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợpvới các bộ, ngành, địa phương thúc đẩy pháttriển sản xuất, xuất khẩu hàng nông sản, chú ýnhững mặt hàng Việt Nam có thế mạnh như gạo, càphê, thủy sản,…

Đồng thời xây dựng cơ chế tiêu thụ sản phẩm đểbảo đảm được lợi ích người sản xuất khi giá thếgiới xuống thấp và xuất khẩu đạt mức giá tốtnhất. Các doanh nghiệp xuất khẩu cần liên kết,hợp tác để giữ thị trường và bảo đảm giá hàngxuất khẩu ở mức hợp lý.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp,tổ chức, cá nhân, nhất là khu vực nông nghiệpnông thôn, doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệpnhỏ và vừa, vay được vốn để phát triển sản xuất,kinh doanh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạocác tổ chức tín dụng, nhất là các ngân hàngthương mại nhà nước, tiết kiệm chi phí hoạt động,giảm lãi suất cho vay đến mức thị trường chấpnhận được.

Theo Mai Phương
Chinhphu.vn



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.