Bàn chống nhập siêu: Lơ là giải pháp căn cơ

Ngày 253, Bộ Công thương đã họp với các tập đoàn,tổng công ty lớn nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập siêu.

Ngày 25-3, Bộ Công thương đãhọp với các tập đoàn, tổng công ty lớn nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhậpsiêu.

Nhiều giải pháp đã được đưa ranhưng theo một quan chức của Bộ Công thương, “cần một giải pháp quan trọng đểtránh nhập siêu trong khi giải pháp đề xuất đang bị... ngâm”.

Tốc độ nhập siêu tăng mạnh

Trong nhiều cuộc họp bàn về chốngnhập siêu mấy năm trở lại đây, có lẽ khó có cuộc họp nào lại kịch tính vào phútchót như buổi làm việc hôm qua của các tập đoàn với Bộ Công thương.

Ông Huỳnh Đắc Thắng - vụ phó VụKế hoạch, Bộ Công thương - cho biết với việc nhập khẩu hai tháng đầu năm đã lêntới 11 tỉ USD, tăng 44,4% so với cùng kỳ 2009 thì tình hình mất cân đối đã “rấtnghiêm trọng”. Đặc biệt, ước nhập siêu ba tháng lên tới 3,5 tỉ USD, bằng tới 25%giá trị xuất khẩu (cao hơn mức Chính phủ cho phép là 20% cả năm), ông Thắngkhẳng định: “Đây là tín hiệu báo động”.

Giải thích nguyên nhân nhập siêutăng mạnh, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên phân tích do cùng kỳ 2009có lượng vàng xuất khẩu khá lớn. Năm 2010 không những không có vàng xuất khẩu màngược lại, VN đã phải nhập tới 200 triệu USD vàng bạc đá quý để can thiệp thịtrường. Ông Biên cho rằng điều này đã tác động lớn đến tình hình xuất nhập khẩu.Đồng thời, dầu thô cũng giảm xuất khẩu tới gần 50% do phải đưa dầu vào Nhà máylọc dầu Dung Quất.

Bàn chống nhập siêu: Lơ là giải pháp căn cơ

Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên (Ảnh: vctamedia.com)

Ở khía cạnh khác, phản ảnh củaông Nguyễn Gia Tường, phó tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất VN, cũng nêu được mộtthực tế khiến nhập siêu tăng: sính ngoại. Chẳng hạn trong lĩnh vực phân bón:trong nước đang tồn kho 300.000 tấn phân bón, trong đó có 160.000 tấn NPK nhưngcác doanh nghiệp VN lại nhập NPK khiến doanh nghiệp phân bón phải sản xuất dướicông suất thiết kế.

Ông Ngô Văn Trụ, vụ phó Vụ Côngnghiệp nặng, cho rằng nhiều sản phẩm công nghiệp của VN so với Trung Quốc khôngthua kém nhưng doanh nghiệp vẫn thích mua hàng Trung Quốc. “Không chỉ máy biếnthế mà hầu hết thiết bị nhà máy điện đều từ Trung Quốc. Nếu giảm đi thì nhậpsiêu sẽ giảm rất nhiều”.

Loay hoay giải pháp tình thế

Đề cập giải pháp giảm nhập siêu,ông Nguyễn Thành Biên cho biết Bộ Công thương đang phối hợp với các bộ, ngànhxem lại quy trình thông quan, kiểm tra chất lượng, kiểm tra trước khi lên tàuvới những hàng hóa cần hạn chế nhập khẩu. Đặc biệt, các mặt hàng như lương thực,thực phẩm, thuốc chữa bệnh... phải kiểm tra thật kỹ xuất xứ. Ông Biên cũng yêucầu kiểm điểm, kiểm soát việc nhập khẩu thiết bị toàn bộ, tránh những thiết bịtrong nước đã sản xuất được nhưng vẫn nhập theo thiết bị toàn bộ.

Tuy nhiên, ông Huỳnh Đắc Thắnglại cho rằng muốn hạn chế nhập khẩu thì những giải pháp thương mại là không căncơ. “Muốn hạn chế nhập khẩu phải phát triển công nghiệp phụ trợ. Trong khi đó,nghị định phát triển công nghiệp phụ trợ cứ loay hoay mãi, cả năm mới giải thíchthêm được vài từ”.

Ông Thắng nói cần sớm khuyếnkhích doanh nghiệp làm hàng phụ trợ, tránh loay hoay vào các biện pháp thươngmại vốn không căn cơ lại dễ rủi ro, kể cả rủi ro bị kiện ra WTO.

“Tôi chán rồi!”

Được giao tìm lời giải cho bài toán nhập siêu, ông Ngô Văn Trụ - người trực tiếp làm nghị định - khi được hỏi đã bức xúc: “Tôi chán rồi! Nghị định làm đi làm lại, trình Thủ tướng đến bốn lần. Có người còn nói nghị định chỉ có lợi cho ông này ông kia. Giờ không biết phải làm thế nào nữa. Tôi chán quá rồi!...”.

Theo Cầm Văn Kình
Bàn chống nhập siêu: Lơ là giải pháp căn cơ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.