"Cá mập" Thái Lan chi tỷ đô thâu tóm đại gia bia Việt Nam?

Theo thông tin từ Wall Street Journal, hai đại gia trong lĩnh vực đồ uống tại Thái Lan đang có ý định mua lại cổ phần của Sabeco, công ty bia lớn nhất Việt Nam.

Theo thông tin từ Wall Street Journal, hai đại gia trong lĩnh vực đồ uống tại Thái Lan đang có ý định mua lại cổ phần của Sabeco, công ty bia lớn nhất Việt Nam.

Các đại gia trong lĩnh vực sản xuất bia đến từ Thái Lan đã có động thái tiếp cận và bày tỏ mong muốn được mua lại cổ phần của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco). Họ nhận thấy Việt Nam là một thị trường có lượng tiêu thụ bia ngày càng lớn, trong bối cảnh doanh số bán hàng nội địa đang có chiều hướng đi xuống.

Thai Beverage PCL, công ty đã làm nên thương hiệu của bia Chang nổi tiếng tại Thái Lan, đang có ý định mua lại 40% cổ phần của Sabeco với mức giá có thể lên tới gần 1 tỷ USD. Mức giá được đưa ra cho mỗi cổ phiếu của Sabeco là 80.000 đồng (3,76 USD) - cao hơn khoảng 60% so với cổ phiếu này niêm yết trên sàn chứng khoán. Hiện tại, theo đánh giá của một chuyên viên thuộc Bộ Công Thương, mỗi cổ phiếu Sabeco có giá dao động từ 45.000 đến 50.000 đồng.

Cũng theo thông tin từ chuyên viên này, Tập đoàn Singha, vốn được biết đến với thương hiệu bia Singha cũng như đồ ăn vặt tại Thái Lan, đang bày tỏ sự quan tâm với việc mua cổ phần của Sabeco. Tuy nhiên, sự quan tâm từ Singha và ThaiBev vẫn chưa nhận lại được phản hồi gì. ThaiBev và Singha cũng từ chối đưa ra bình luận.

Sabeco hiện đang được định giá ở mức 2,4 tỷ USD. Ảnh: Finandlife

 
Lãnh đạo của ThaiBev đã có cuộc gặp gỡ với Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng về vấn đề liên quan đến Sabeco. Bộ trưởng đã gợi ý ThaiBev nên có trao đổi với giám đốc của Sabeco là ông Phan Đăng Tuất, và nhấn mạnh rằng quyết định về việc bán lại cổ phần phụ thuộc vào Thủ tướng. Ông Tuất, theo lời của chuyên viên Bộ Công Thương, hiện chưa thống nhất với ThaiBev về việc gặp mặt.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, ông Tuất cho biết bất cứ kế hoạch bán lại cổ phần chính phủ nào cũng sẽ phải thông qua Nhà nước. Tuy nhiên, nếu ThaiBev có ý định mua lại 40% cổ phần Sabeco, công ty này sẽ gặp phải rào cản lớn khi mà luật Việt Nam chỉ cho phép công ty nước ngoài sở hữu tối đa 25% cổ phần tài sản quốc doanh.  Ông Tuất từ chối cho biết thêm chi tiết.

Theo Euromonitor, năm ngoái sản lượng bia của Thái Lan đạt khoảng 1,93 tỷ lít, giảm so với mức 1,97 tỷ lít năm 2013. Tại Việt Nam, theo số liệu từ Bộ Công Thương, con số này tăng 8% vào năm ngoái và đạt 3,2 tỷ lít. Euromonitor dự đoán trong năm nay sản lượng bia của Việt Nam sẽ tăng 9% lên mốc 3,88 tỷ lít, trong khi tại Thái Lan sản lượng sẽ giảm xuống còn 1,89 tỷ lít trong năm 2015.

Về Sabeco, đây là nhà phân phối các thương hiệu như 333 hay bia Sài Gòn, kiểm soát gần 46% thị phần bia Việt Nam. Nếu việc bán cổ phần xảy ra thì đó sẽ là sự kiện mới nhất trong quá trình tư nhân hoá nhằm cải cách các doanh nghiệp nhà nước của chính phủ Việt Nam. Sabeco đã công bố lợi nhuận ròng ở mức 2.730 tỷ đồng cho 9 tháng đầu năm ngoái, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.

Trong quá khứ, Chính phủ Việt Nam đã lên kế hoạch bán cổ phần của mình ở Sabeco cho các nhà đầu tư chiến lược. Nhưng kế hoạch này bị trì hoãn do nhiều vấn đề về quy trình thủ tục.

ThaiBev thuộc sở hữu của ông trùm người Thái Charoen Sirivadhanabhakdi, người nắm giữ lượng tài sản 11,3 tỷ USD tại thời điểm cuối tháng 6, theo số liệu từ Forbes. Vị này cũng có hứng thú với các sản phẩm đồ uống không cồn và bất động sản. Nhãn hiệu bia Singha được tạo dựng nên bởi gia đình Bhirombhakdi - những người xây dựng nên nhà máy bia đầu tiên của nước này vào những năm 30.

Sự chú ý của ThaiBev đối với Sabeco theo sau thoả thuận thất bại trong việc mua một công ty bia của Myanmar thuộc sở hữu của Fraser & Neave Ltd. - một trong số các doanh nghiệp của ông Charoen. Việc mua lại cổ phần Sabeco sẽ mang đến một thị trường mới nổi thay thế cho ông Charoen, người mà trong vài năm trở lại đây đã có những hoạt động mua bán tích cực trong lĩnh vực bất động sản và tiêu dùng. Năm 2011, ông Charoen mua lại Fraser & Neave với giá 11 tỷ USD.

Theo Zing




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.