Cách ứng xử với tiền Trung Quốc của Indonesia

Dù số vốn Trung Quốc đầu tư vào đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung là rất lớn nhưng Indonesia vẫn kiên quyết không nhượng bộ.

Dù số vốn Trung Quốc đầu tư vào đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung là rất lớn nhưng Indonesia vẫn kiên quyết không nhượng bộ.

Indonesia không thỏa hiệp với nhà thầu Trung Quốc

Tờ “The Jakarta Post” đưa tin, dẫn lời Cục trưởng Cục Vận tải đường sắt Indonesia, ông Hermanto Dwiatmoko tuyên bố trong cuộc họp báo hôm 3/2 cho biết, liên danh nhà thầu Trung Quốc - Indonesia KCIC phải đáp ứng đủ 9 yêu cầu trong thỏa thuận với chính phủ thì mới được cấp giấy phép xây dựng tuyến đường sắt cao tốc nối Jakarta với Bandung.

Theo đó, phía Indonesia buộc nhà thầu Trung Quốc phải chấp nhận thời hạn bàn giao là 50 năm bất di bất dịch kể từ khi ký thỏa thuận. Trong đó nhà thầu không được yêu cầu hỗ trợ ngân sách từ chính phủ Indonesia khi bàn giao tuyến đường sắt cao tốc này.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Trung Quốc Sheng Guangzu tham gia lễ khởi công dự án tuyến đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung.


Bên cạnh đó, khi bàn giao cơ sở hạ tầng phải minh bạch, rõ ràng và không được là tài sản thế chấp của bất kỳ bên thứ 3 nào, trong khi hệ thống đường sắt cao tốc vẫn được vận hành an toàn, trơn tru.

Cục trưởng Cục Vận tải đường sắt Indonesia cũng yêu cầu nhà thầu cần có khảo sát địa chấn ở một số khu vực nền đất yếu do ảnh hưởng của động đất nơi tuyến đường sắt cao tốc chạy qua.

"Tất cả các yêu cầu này nhà thầu phải đáp ứng nếu họ muốn tiếp tục dự án. Không có chỗ cho đàm phán", ông Dwiatmoko tuyên bố.

Trong một diễn biến khác, chia sẻ với tờ Nikkei Asian Review , Bộ Giao thông vận tải Indonesia cũng bác yêu cầu của nhà thầu Trung Quốc rằng, không cho phép xây dựng một tuyến đường sắt thứ 2 nào chạy song song với tuyến đường sắt cao tốc Bandung - Jakarta. Nếu có tuyến thứ 2, bộ này chỉ yêu cầu phải giữ khoảng cách giữa 2 tuyến đường sắt chạy song song ít nhất là 10 km.

"Nếu chúng tôi chấp nhận yêu cầu của họ, chính phủ hoặc các nhà đầu tư khác sẽ không thể xây dựng tuyến đường nối Jakarta với Surabaya", ông Dwiatmoko nói.

Mô hình tàu cao tốc tại một triển lãm ở Jakarta, Indonesia tháng 8/2015 - Ảnh: Reuters.


Trước đó, ngày 21/1, nhà thầu KCIC đã tiến hành khởi công dự án đường sắt cao tốc Jakarta – Bandung sau khi vượt qua Nhật Bản và trở thành nước thắng thầu dự án cách đây 4 tháng. Dự án này dự kiến đi vào hoạt động vào đầu năm 2019 với tốc độ tối đa 350 km/giờ.

Ngân hàng Phát triển Trung Quốc sẽ cấp 75% vốn cho dự án trên trong một khoản vay kỳ hạn 40 năm, ân hạn 10 năm. Trong đó 37% khoản vay này sẽ bằng đồng Nhân dân tệ để chi trả cho vật liệu nhập khẩu từ Trung Quốc, còn lại bằng đồng USD.

Tuy nhiên ngay sau 1 tuần khởi công, ngày 26/1, Bộ trưởng Giao thông Indonesia Ignasius Jonan chia sẻ với báo giới, do nhà thầu chưa cung cấp các văn bản theo yêu cầu nên chính phủ Indonesia chưa thể cấp phép cho dự án này.

 “Chúng tôi muốn tuyến đường sắt này có thể được sử dụng trong vòng 100 năm, thay vì 60 năm như bản thiết kế của phía Trung Quốc”, Hermanto Dwiatmoko, giám đốc dự án đường sắt của Bộ Giao thông Indonesia khẳng định.

Nhiều nước cự tuyệt với nhà thầu Trung Quốc

Thực tế đây không phải là lần đầu tiên những dự án đường sắt của Trung Quốc bị các nước dè chừng và ra quyết định cứng rắn.

Trước đó, chính phủ Myanmar đã hủy ba dự án gồm kế hoạch thủy điện Myitsone (3,6 tỷ USD), khai thác mỏ đồng Letpadaung (1 tỷ USD) và dự án đường sắt Vân Nam-Rakhine (20 tỷ USD).

Vào tháng 11/2014, Mexico cũng hủy bỏ gói thầu xây dựng tuyến đường sắt trị giá 3,75 tỷ USD của nhà thầu Trung Quốc trong bối cảnh dấy lên làn sóng phản đối của dư luận về quá trình đấu thầu, phủ bóng đen lên chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng thống Enrique Pena Nieto.

Ngày 7/11/2014, Bộ trưởng Giao thông vận tải Mexico Gerardo Ruiz Esparza thông báo, Tổng thống nước này đã quyết định hủy bỏ hợp đồng xây dựng tuyến đường sắt cao tốc mà 2 công ty Trung Quốc, China Railway Construction Corp và nhà sản xuất xe lửa CSR Corp trúng thầu.

Tổng thống Mexico đã chỉ thị cho Bộ Giao thông vận tải bắt đầu một cuộc đấu thầu mới và khởi động nó vào cuối tháng để có thể tìm kiếm nhà thầu một các hợp pháp, minh bạch.

Mới đây nhất tại Việt Nam, ngày 3/2, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cũng ký văn bản yêu cầu kiểm điểm cán bộ thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam trong việc giao cho các đơn vị thương thảo, ký hợp đồng mua toa xe đã qua sử dụng của Trung Quốc.

Trước đó, sáng 3/2, báo chí trong nước đồng loạt đưa tin, Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội cho hay đã nhận được sự chấp thuận của Công ty mẹ - Tổng công ty Đường sắt Việt Nam - về việc mua lại hơn 160 toa xe cũ từ Trung Quốc. Trong số này có tới 120 toa được đóng từ hơn 20 năm trước.

Theo Hoàng Sơn
Đất Việt


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.