Cho xây nhà cao tầng nội đô: Cần quy hoạch minh bạch

Trước đó, để không ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị Hà Nội, Văn phòng Chính phủ đã ra công văn yêu cầu dừng xây dựng các tòa nhà cao tầng trong khu vực trung tâm, nay lại quyết định cho phép xây, ông đánh giá thế nào về điều này?

“Quyết định cho phép tiếp tục các dự án cao tầng của Thủ tướng Chính phủvừa qua mới chỉ giải quyết vướng mắc của các chủ đầu tư, chứ chưa kết hợp đốichiếu với quy hoạch diện mạo đô thị”, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Giám đốc SởQuy hoạch và Kiến trúc Hà Nội cho biết.

Trước đó, để không ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị Hà Nội, Văn phòng Chínhphủ đã ra công văn yêu cầu dừng xây dựng các tòa nhà cao tầng trong khu vựctrung tâm, nay lại quyết định cho phép xây, ông đánh giá thế nào về điều này?

Việc dừng dự án xây dựng nhà cao tầng tại 4 quận nội thành gây thiệt hại khôngnhỏ cho chủ đầu tư, do đó việc giải quyết hài hòa, đảm bảo quyền lợi cho họ làcần phải tính đến. 

Tuy nhiên, quyết định này mới chỉ đơn phương xem xét các thủ tục triển khai, cócấp phép, thỏa thuận hay phê duyệt chưa, nhằm không gây thêm rắc rối khi điềuchuyển lên chủ đầu tư, chứ chưa kết hợp đối chiếu với quy hoạch diện mạo đô thịtheo quy chế quản lý đô thị của quy hoạch mới. 

Trong khi đó, đây cũng là một trong những tiêu chí để xem xét có nên cho xây nhàcao tầng không. Lẽ ra nên căn cứ vào sơ đồ diện mạo mới của Hà Nội thì sẽ hợp lýhơn, nhất là những nhà đầu tư đã hoàn thành thủ tục. 

Cụ thể, công trình nào thì phải chỉ đích danh là ở đâu, với sơ đồ diện mạo củaHà Nội thì được phép xây bao nhiêu tầng. Như vậy mới hợp lý và vì lợi ích lâudài. Đối với những dự án có thay đổi về chiều cao thì phải bàn bạc để tìm giảipháp đảm bảo lợi ích của chủ đầu tư và nhà nước. Theo tôi cần phải cân đối trongphạm vi toàn thành phố.

Cho xây nhà cao tầng nội đô: Cần quy hoạch minh bạch
TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội (Ảnh: N.Y.)

Việc xây dựng nhà cao tầng có ảnh hưởng như thế nào đến cấu trúc địa tầngcủa Hà Nội?

Trước tiên, nó sẽ ảnh hưởng đến cốt nước ngầm, làm hạ cốt nước ngầm. Khi xâydựng phải xử lý đến lớp địa tầng nên sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc địa tầng tự nhiênvốn có của Hà Nội, nhất là ở vị trí cái địa chất chịu tải thấp, phải xử lý thêmyếu tố thiên nhiên.

Ngoài ra, nền đất ở khu vực Hà Nội nhìn chung tương đối yếu. Việc xử lý nền đấtđể xây nhà cao tầng xét riêng yếu tố kỹ thuật là rất tốn kém, ảnh hưởng đến giáthành xây dựng cũng như an toàn trước các hiện tượng bất thường.

Cho xây nhà cao tầng nội đô: Cần quy hoạch minh bạch

Việc cho phép xây dựng nhà cao tầng này có ảnh hưởng như thế nào tới hạ tầnggiao thông, hạ tầng xã hội? 

Hiện nay mật độ dân số ở nội thành Hà Nội đã rất cao, do đó, việc xây thêm nhiềunhà cao tầng cũng sẽ khiến cho mật độ dân cư sẽ còn tăng cao hơn nữa. Về nguyêntắc nó sẽ tạo thêm áp lực cho hạ tầng kỹ thuật như cấp điện, cấp nước và môitrường.

Ngoài ra, nó còn tạo thêm những áp lực quá tải lên hạ tầng giao thông, hạ tầngxã hội cũng như làm mất cân đối kiến trúc đô thị. Do đó, công tác quy hoạch phảiđi trước, thống nhất và minh bạch để định hướng cho doanh nghiệp và người dân.

Đặc biệt, do chưa có quy hoạch các công trình ngầm ở Hà Nội nên chắc chắn khilàm cao tầng sẽ có tác động đến quy hoạch các công trình ngầm của Hà Nội. 

Cho xây nhà cao tầng nội đô: Cần quy hoạch minh bạch

Cho xây nhà cao tầng nội đô: Cần quy hoạch minh bạch

Việc xây dựng nhà cao tầng còn tạo thêm những áp lực quá tải lên hạ tầng giao thông (Ảnh: Nhà báo và công luận)

Vậy theo ông làm thế nào để việc cho phép xây nhà cao tầng trong nội thànhHà Nội vừa đảm bảo được lợi ích của nhà đầu tư, vừa không phá vỡ cảnh quan đôthị?

Theo tôi, không phải xây dựng tất cả cao tầng mà phải phân vùng ra, xác định cáinào được phép cao tầng và phải có quy hoạch về chiều cao không gian, quy hoạchphát triển không gian để cho phép cao bao nhiêu tầng. Đặc biệt phải có thiết kếđô thị cho từng tuyến phố chính, từng khu vực chính. 

Đến nay chúng ta chưa triển khai nhiều thiết kế đô thị, như một số tuyến phố cóthiết kế thì chúng ta lại chưa triển khai được nhiều. Một là do lực lượng tư vấnyếu, hai là người thẩm định, phê duyệt chưa xem xét kỹ hết và chưa chú trọng đếnquy hoạch phát triển đô thị chung của thành phố.

Hiện nay, chúng ta mới chỉ có một số nơi có thiết kế đô thị như: ở khu vực HồGươm, ven hồ chỉ được cao không quá 16m, ở lớp bên trong không quá 24m, xa nữa,gần Nhà hát lớn không quá 32m. Hay tại khu Phố Cổ, phía ngoài cao không quá 12m,phía trong không quá 16m. 

Một số khu vực đã có quy hoạch, một số nơi còn chưa có quy hoạch. Đấy là mộttrong những điểm không đồng bộ về cơ sở pháp lý.

Lẽ ra phải có những giải pháp là quy định hành lang pháp lý, tức là ngoài quyđịnh về chiều cao, mật độ thì phải có quy định khống chế hệ số sử dụng đất mớitạo ra sự đồng bộ trong quy chuẩn.

Như vậy, không chỉ đảm bảo cảnh quan đô thị, mà còn khiến các nhà đầu tư tự ýthức số tầng tối đa được phép xây dựng. Vì trên một diện tích mặt sàn nhất định,với hệ số sử dụng đất cho phép, sẽ tính toán được rõ ràng, chính xác số tầng tốiđa được xây dựng.

  • Theo N.Yến
    Bee



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.