Đệ nhất cua biển huỳnh đế 10 triệu đồng/con vẫn được đại gia săn lùng

Cua hoàng đế dù hơn 1 triệu/kg nhưng vẫn được mọi người ưa chuộng và tìm mua.

Cua hoàng đế là gì và cua hoàng đế bổ dưỡng ra sao mà cực đắt. Được biết đến là một loại hải sản thơm ngon, cua hoàng đế có hình dạng lạ mắt, chắc thịt dù hơn 1 triệu/kg nhưng vẫn được mọi người ưa chuộng và tìm mua.

Cua Huỳnh đế hay cua Hoàng đế (danh pháp hai phần: Ranina ranina) là một loài cua biển trong cận bộ Cua phân bố nhiều ở vùng biển phía Đông Nam Thái Bình Dương. Ở Việt Nam, cua Huỳnh đế xuất hiện nhiều ở vùng biển sạch, có đáy cát vàng và nguồn nước trong xanh như các vùng biển Quy Nhơn (Bình Định), Phú Yên, Tuy Phong (Bình Thuận), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Cam Ranh (Khánh Hòa). Đây là một loài hải sản có giá trị kinh tế cao và được làm nguyên liệu chế biến thành những món đặc sản.

Nếu phải lựa chọn ra danh sách những món hải sản đắt đỏ nhất, cua hoàng đế (có nơi gọi là huỳnh đế) chắc chắn phải có một chỗ trong đó, thậm chí nằm trên top đầu.

Những chú cua khổng lồ dài cả mét này được giới nhà giàu sẵn sàng trả giá lên tới hàng chục triệu đồng, những vẫn không có hàng để bán.

Cua Huỳnh đế to bằng bàn tay xòe, mình khum tròn, nhìn giống con bọ khổng lồ hay có con hình dáng như loài rùa, đầu cua hơi chúi xuống, có màu đỏ hồng, mai hình vuông, càng và que ngắn, đầu cua dài và có nhiều râu. Cua Huỳnh đế có những con ở vùng biển nước sâu nặng hơn 1 ký.

Cua có bộ áo giáp dày và cứng có màu vàng rực như hoàng bào hay chiến bào, li ti gai nhọn xuôi theo thân, que và càng to, cạnh sắc lẻm như dao. Khác với cua thường, mỗi con cua Hoàng Đế chỉ có 6 chân và 2 càng.

Thịt cua Huỳnh đế thơm ngon, bổ dưỡng, thớ thịt cua săn chắc, trắng muốt nhô và độ đạm cao. Người ta cũng đã phát hiện Cua hoàng đế màu xanh ở Mỹ, nó có màu tím xanh và có kích thước tương đương những con cua hoàng đế đỏ khác, nhưng nổi bật nhờ màu tím xanh như màu hoa oải hương.

Cua hoàng đế đỏ có màu tím xanh là một hiện tượng rất hiếm. Trước đó, một con cua có màu tím xanh như hoa oải hương từng được phát hiện trong lô hàng cua hoàng đế đỏ tại Nhật Bản. Con cua nặng khoảng 3,5 kg, chiều dài càng khoảng một mét.

Cua Huỳnh đế chỉ rộ nhất vào mùa xuân, khoảng từ tháng 12 đến tháng 3 âm lịch ở Việt Nam. Thông thường những tháng mùa xuân, biển trở ngọn gió nồm, rất êm nên khuyến khích loại cua sinh sản và đi tìm thức ăn.

Chúng sinh sống ở những vùng biển nước rất lạnh, sâu từ 200 - 400m và chỉ xuất hiện vào những ngày biển động hoặc mùa xuân nên việc săn bắt loài cua này khó khăn và nguy hiểm.

Ở vùng biển Bình Định - Quảng Ngãi, giống cua này được ngư dân tôn xưng là vua của các loài cua tức cua Huỳnh đế. Tên gọi cua huỳnh đế được lý giải khá thú vị. Nguyên thủy tên cua là "hoàng đế", nhưng thuở xưa quan địa phương lệnh dân phải đọc trại đi vì sợ phạm húy (chúa Nguyễn Hoàng).

Theo lời kể của các lão ngư dân miền Trung, ngày xưa, khi vua du ngoạn ở các vùng biển đẹp, thấy ngư dân nơi đây đánh bắt được loại cua lạ, có màu đỏ hồng như chiến bào, hình dáng như loài rùa nên ăn thử. Ăn thấy ngon, tốt cho sức khỏe nên vua truyền cho các địa phương có loại cua này phải dâng lên hoàng cung. Từ đó tên gọi cua huỳnh đế còn gọi là hoàng đế, cua vua lưu truyền trong dân gian.

Cua Huỳnh đế là đặc sản từ vùng biển Quảng Ngãi đến Phú Yên. Loài cua này trước đây thường được dùng để tiến cống cho các vị vua ở Việt Nam vì tương truyền họ ăn thấy ngon, tốt cho sức khỏe.

Cua Huỳnh đế có thể chế biến các món như rang me, rang muối, nướng... nhưng ngon nhất và đơn giản trong chế biến vẫn là món hấp ăn với muối tiêu ớt xanh hoặc luộc lấy thịt phi hành, gia vị rồi nấu cháo. So với các loại hải sản khác, cua Huỳnh đế khẳng định đẳng cấp về chất lượng mà lâu nay được ví ngang với cá tuyết đen, cá hồi đỏ...

Về khai thác ở Việt Nam, khoảng cuối đông đến tháng tư năm sau, khi gió xuân về là lúc ngư dân vào mùa đánh bắt cua huỳnh đế. Giã cào, lưới đánh đằm... là những phương tiện đánh bắt cua thường thấy.

Ngư dân miền Trung Việt Nam có thể đánh bắt bằng lưới giã cào, nhưng để có được những chú cua với số lượng nhiều, chắc thịt thì phải dùng một dụng cụ gọi là rập. Rập để bẫy cua Huỳnh đế có hình dạng như chiếc nón, được gắn mồi tươi ở chính giữa. Mỗi thuyền ra khơi thường trang bị từ 200 - 300 cái rập, khi thả mỗi cái cách nhau chừng 5m. Cua rúc vào đó ăn mồi và sập bẫy trong các rập.


Từ lâu, cua Huỳnh đế đã được khách hàng săn đón. Cách đây 2 năm tại một siêu thị Hà Nội có thời điểm một con cua huỳnh đế Mỹ nhập khẩu nặng khoảng 2kg được bán với giá 5 triệu đồng. Một vài nhà hàng khác cũng bán loại này với giá 2,5-4 triệu.

Do nhận thấy nhu cầu thị trường cao, gần đây người dân ở các vùng biển miền Trung đổ xô đi đánh bắt nên giá sản phẩm cũng đã giảm xuống, nhưng vẫn luôn cháy hàng dù nguồn cung tăng mạnh hơn so với trước.

Loại cua này chỉ có nhiều vào thời điểm trước Tết âm lịch một tháng và kéo dài đến tháng 4 âm lịch. Còn lại các tháng khác sẽ ít dần. Do vậy, thời điểm này là cơ hội được ăn cua rẻ hơn so với từ tháng 5 trở đi.


Thêm một lý do khác khiến cua hoàng đế đắt hơn những hải sản khác như tôm hùm, đó là vì tôm hùm có thể nuôi được, còn cua thì không. Tại sao? Vì cua lớn quá chậm - cần đến 7-10 năm để đạt kích cỡ cần thiết. Trong khoảng thời gian ấy, chi phí bỏ ra là quá lớn, nên nó được xem là bất khả thi. Cua Huỳnh đế cho hay, cua thường sống ở xa bờ, vùng biển sạch, nước sâu, nơi có đất cát và sỏi. Cua Huỳnh đế được bắt bằng cách lặn hoặc dùng bẫy. Rập bẫy cua huỳnh đế có hình dạng như chiếc nón, được gắn mồi tươi ở chính giữa. Một số nơi khác thì dùng lưới cho mồi vào để dụ cua vào ăn mồi và dính chân vào lưới.

Theo Dân Việt


Cua hoàng đế


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.