"Đói" hợp đồng xuất khẩu gạo

Xuất khẩu gạo những tháng đầunăm có dấu hiệu chững lại khiến Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) đang tính đếnnhững phương án dự phòng nhằm đảm bảo lợi ích cho người trồng lúa.

Xuất khẩu gạo những tháng đầunăm có dấu hiệu chững lại khiến Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) đang tính đếnnhững phương án dự phòng nhằm đảm bảo lợi ích cho người trồng lúa.

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạocho biết, ở thời điểm hiện tại rất khó kiếm được những hợp đồng mới đặc biệt làhợp đồng thương mại.

Theo VFA, lượng hợp đồng ký xuất khẩu gạo chưa được nhiều. Hiện lượng gạo đã kýchưa xuất chỉ còn hai triệu tấn, giảm 18,5% so với cùng kỳ. Ngay cả những hợpđồng đã ký nhưng chưa được đối tác thực hiện do giá gạo tại thị trường thế giớicó chiều hướng giảm.

"Đói" hợp đồng xuất khẩu gạo

Hợp đồng xuất khẩu ít nên hiện giá lúa tại ĐBSCL đang giảm. (Ảnh: Đặng Ngọc)

Theo ông Phạm Văn Bảy, Phó chủtịch VFA, nhu cầu gạo tại châu Phi vẫn đang rất lớn, nhưng rất khó để có đượcnhững hợp đồng mới. Phần vì giá gạo vẫn ở mức cao so với khu vực này, phần khác,các nguồn tài chính hỗ trợ cho nơi đây chưa được “rót” vào do các nước giàu vẫnchưa thực sự hồi phục sau khủng hoảng kinh tế.

Ông Bảy dự đoán, các đối tác châuPhi đang chờ đợi giá gạo giảm xuống để mua vào và thị trường sẽ sôi động trở lạivào cuối quý II năm nay. Thêm một khó khăn nữa tại thị trường châu Phi là từ nửacuối năm 2009 đã xuất hiện thêm hai đối thủ cạnh tranh mới là Myanmar vàPakistan. Mặc dù chất lượng thua xa so với gạo Việt Nam, nhưng do giá chào bánthấp (khoảng 320 USD/tấn) nên nguồn gạo từ hai nước này đang chia dần miếng bánhthị phần ở châu Phi.

Hiện giá gạo xuất khẩu VFA đăng công khai trên mạng hướng dẫn các doanh nghiệpthương thảo ký kết hợp đồng vẫn là 470 USD một tấn (gạo 5% tấm). Các  doanhnghiệp vẫn chờ những động thái tiếp tục nhập vào từ thị trường Ấn Độ vàIndonesia.

Bảo đảm cho nông dân lãi 40%trong mọi trường hợp

Hiện đang là thời điểm thu hoạchrộ vụ lúa đông xuân tại ĐBSCL. Giá xuất khẩu giảm, tình hình giao dịch khó khănkhiến giá lúa tại khu vực này giảm, hiện giá lúa dao động từ 4.200 - 4.300 đồngmột kg. Tuy nhiên, với mức giá này người trồng lúa vẫn có lãi trên 40%, vì theotính toán của VFA giá thành làm ra một kg lúa trong vụ đông xuân chỉ khoảng2.300 đồng.

Ông Nguyễn Thọ Trí, Phó tổng giám đốc Công ty lương thực miền Nam (Vietfood 2)cho biết, trong trường hợp giá lúa xuống dưới ngưỡng 4.000 đồng một kg, cácthành viên trong hiệp hội sẽ mua vào dự trữ với số lượng lớn, đảm bảo cho ngườitrồng luôn duy trì được mức lợi nhuận trên 40%.

Đồng thời, từ năm nay, VFA cũngsẽ thay đổi phương thức thu mua lúa của nông dân tại ĐBSCL bằng cách tổ chức độingũ thương lái, nhà máy xay lúa thành các câu lạc bộ, tổ, nhóm… hoạt động như“lực lượng vệ tinh” cho các doanh nghiệp.

Đội ngũ này sẽ vẫn đảm nhiệm công việcnhư trước đây là đi thu mua lúa về giao lại cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạonhưng không được phép đưa ra mức giá thu mua mà phải tuân theo giá do VFA đưara. Sau đó, doanh nghiệp sẽ chi tỷ lệ % cho thương lái, hoặc nâng giá thu muacho thương lái cao hơn mức giá thu mua của nông dân. Cách làm này theo VFA là cóthể hạn chế tình trạng thương lái ép giá người nông dân.

Theo Đăng Thư
"Đói" hợp đồng xuất khẩu gạo



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.