- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Giá cả "leo thang" khiến nhiều người chật vật ứng phó, chắt bóp từng đồng
Giá xăng tăng kéo theo nhiều chi phí khác tăng lên đáng kể. Có người tính toán thấy các khoản chi tiêu thiết yếu đã tăng gấp đôi so với tháng trước.
Nhiều quán ăn phải tăng giá vì hết ngưỡng chịu đựng
Bà Hương, chủ quán cơm bình dân ở Nguyễn Trãi, Hà Nội thừa nhận, thời điểm này khá áp lực khi mỗi lần đi chợ mua nguyên liệu về chế biến đều phải tính toán chi li từng chút một. Bởi lẽ, can dầu ăn 5 lít trước 110.000 đồng thì nay lên 215.000 đồng, bó hành trước mua 25.000 đồng/kg thì nay 50.000 đồng/kg. Rồi tiêu, tỏi, bột ngọt…cái gì cũng tăng theo giá xăng dầu, vận chuyển.
"Từ tháng 4 vật giá đã tăng nhưng tôi quyết định giảm bớt lợi nhuận để giữ giá bán, bởi vì nếu tăng giá rất có thể lượng khách mua sẽ giảm đi do ai cũng có xu hướng thắt chặt chi tiêu nhiều hơn thời bão giá. Nhưng tới thời điểm này, tôi buộc phải tăng giá lên vì không thể gồng gánh mãi được".
Nhiều quán ăn buộc phải tăng giá vì không thể gồng gánh mãi được. Ảnh minh hoạ.
Cũng cùng suy nghĩ, anh Hoàng, chủ một cửa hàng đồ ăn nhanh ở Cầu Giấy cũng phải tăng giá bán vì nguyên vật liệu leo thang. "Nếu trước đây bình gas 12kg giá 400k thì nay tới 500k/bình. Chưa kể rau dưa, thịt cá trứng đều tăng. Tôi ví dụ bắp cải, xà lách cuộn, cà rốt... tăng từ 3-5k/kg, khoai tây tăng 5k/kg. Trứng gà loại vừa chỉ 28k/chục, thì hiện đã bán với giá 35k/chục, trứng vịt 38k/chục rồi".
Vì giá cả nguyên liệu tăng, dù muốn giữ giá để giữ khách nhưng vẫn buộc phải tăng để tránh lỗ vốn. Đơn cử như 1 suất bún chả giá 50k thì anh Hoàng tăng lên 55k, bún nem nướng giá 65k tăng lên 70k. "Nhiều khách hàng phàn nàn, giá món đã tăng lại đội thêm cước phí vận chuyển giao hàng tăng nữa nên khi món ăn tới tay đã tăng lên từ 10k-15k so với trước. Tuy nhiên tôi cũng chỉ biết xoa dịu khách hàng vì đây là tình trạng chung, không chỉ riêng quán ăn của tôi nâng giá".
Chị em văn phòng "méo mặt" vì bữa trưa đắt đỏ hơn
Thói quen đặt đồ ăn trưa ở văn phòng không mới nhưng dạo gần đây bỗng xôn xao cả lên vì là chủ đề nóng được quan tâm nhất. Vì sao? Là do giá cả tăng nên được dịp bàn tán thế thôi.
Gọi suất bún hải sản như thường lệ, Nhật Quỳnh cũng phải quay sang đồng nghiệp than vãn 1 câu vì giá tăng khiến cô bạn xót ví tiền: "Mình biết là giá xăng tăng sẽ kéo theo nhiều hàng hóa tăng theo nhưng mỗi lần đặt cơm trưa lại vẫn cứ xót tiền mà than thở. Mình nhớ cuối năm ngoái, đặt đồ ăn với đồng nghiệp giá món trung bình chỉ 35k cho cơm văn phòng, phở bún, cơm tấm thì đắt nhất cũng chỉ 55k/suất.
Bữa cơm trưa văn phòng bỗng đắt đỏ hơn vì "bão giá". Ảnh minh hoạ.
Giá vận chuyển ship dưới 5km chỉ 15k, mình đặt trên app có lúc còn được miễn phí luôn. Nhưng giờ thì thấy tăng giá lên nhiều quá. Cơm bình dân ăn no và đầy đặn cũng tới 45-50k/suất, phở bún, cơm tấm, cơm gà,... có suất tới 70k nhìn muốn chóng mặt. Chi phí vận chuyển thì cao nếu đặt vào khung giờ trưa nữa. Hầu hết không còn gói miễn phí vận chuyển nào cho các dịch vụ đặt đồ ăn trưa trên các app mình sử dụng".
Nhật Quỳnh thường có thói quen ghi chép chi tiêu theo tháng, cô bạn cho biết từ giữa tháng 4 đến giữa tháng 5 đã thấy các khoản chi tiêu thiết yếu như xăng xe, ăn uống tăng lên gấp đôi so với tháng trước. Cô bạn lo lắng hơn vì thu nhập vẫn chỉ ở mức đó. "Số tiền tiết kiệm mỗi tháng của mình bỗng giảm đi. Nếu tình trạng này tiếp diễn thì bắt buộc phải dùng khoản tiết kiệm để chi tiêu, đi làm chỉ đủ tiền thiết yếu hoặc hơn nữa thì sẽ không trụ nổi, phải tính toán tìm chỗ làm việc trả lương cao hơn".
Khác với Nhật Quỳnh thì Bảo Hân không đặt đồ ăn trưa ở ngoài vì từ 1 tháng nay đã chuyển sang tự nấu ăn trưa mang đi làm để tiết kiệm chi phí. Nhưng nhờ tự xách làn đi chợ nên cô bạn càng biết rõ hơn việc giá cả tăng lên hàng ngày là như thế nào.
"Cũng nhờ đi chợ nấu ăn mà mình biết giá cả tăng theo ngày hay theo tuần là như thế nào. Mới nhớ cách đây nửa tháng, đi chợ mua rau muống tới 15k/mớ mà giật mình thon thót. Trong khi điện thoại về quê thì gia đình cho biết ở chợ làng vẫn chỉ 5k-7k thôi. Hay dầu ăn, bột ngọt, mắm muối cũng thấy cô chủ tạp hóa nói là tăng 4-8k so với năm ngoái. Mua gì cũng thấy tăng giá khiến mình càng sợ để mà chắt bóp nhiều hơn trong việc chi tiêu".
Mức thu nhập của Bảo Hân không cao nên buộc phải dè sẻn trong chi tiêu nếu không muốn âm tiền hàng tháng. Hân cho biết, đã đọc thông tin trên báo đài và thấy dự đoán giá xăng sẽ tăng nữa, cô bạn cảm thấy lo lắng khi phải thắt chặt chi tiêu hơn nữa nếu tình trạng này tiếp diễn.
Cũng nhờ đi chợ nấu ăn mà Bảo Hân biết giá cả tăng theo ngày hay theo tuần là như thế nào. Ảnh minh hoạ.
Nghĩ phương án tăng làm - giảm tiêu
Đội giá khiến nhiều người văn phòng có thu nhập trung bình đang phải đau đầu nghĩ cách xoay xở. Ánh Ngọc, một nhân viên chuyên về mảng content ở Cầu Giấy với mức lương 10 triệu/tháng mà tổng kết chi tiêu tháng 5 vừa qua chỉ dư ra được 2 triệu gửi tiết kiệm. Ngọc cho biết năm ngoái cũng với thu nhập này mỗi tháng giữ vào tài khoản tiết kiệm online 3 triệu đồng, còn bỏ được 1 triệu mua bảo hiểm nhân thọ cho mẹ.
Dự định cuối năm nay của Ánh Ngọc là có 1 số vốn nhỏ để kinh doanh online cùng với bạn. Nhưng với tình trạng này, dự định khó có thể thực hiện đúng được. "Ngoài việc thắt chặt chi tiêu, mình đang nghĩ tới phương án nhận làm thêm 1 công việc phụ vào buổi tối để tăng thu nhập, có thể hoàn thành dự định đã đề ra. Tuy nhiên, mình vẫn khá lo lắng vì cường độ làm việc liên tục sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và năng lượng làm việc lâu dài.
Mình thấy giá cả leo thang không chỉ làm ảnh hưởng đến kế hoạch của mình mà còn khiến tinh thần đi xuống. Nhìn số tiền tiết kiệm vơi dần, mình vừa lo lắng, vừa cảm thấy bất lực".
Theo Phụ nữ Việt Nam
-
Mua sắm7 giờ trướcĐầu giờ chiều ngày 25-11, vàng nhẫn 9999 'bốc hơi' cả triệu đồng mỗi lượng, hoàn toàn trái ngược với trạng thái bất động vào đầu phiên giao dịch sáng nay.
-
Mua sắm12 giờ trướcGiá vàng giảm hơn 1% trong phiên giao dịch đầu tuần do hoạt động chốt lời sau đợt tăng giá kéo dài năm phiên. Các nhà giao dịch cũng chú ý việc ông Trump chọn Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính Mỹ tiếp theo.
-
Mua sắm15 giờ trướcVietlott vừa tìm thấy 1 vé số trúng giải độc đắc Jackpot của loại hình xổ số Mega 6/45 hơn 16,9 tỷ đồng vào tối nay. Trước đó, Vietlott cũng tìm được 2 vé số trúng độc đắc hơn 13,5 tỷ đồng và gần 46 tỷ đồng ở loại hình xổ số này.
-
Mua sắm16 giờ trướcNuôi loài "siêu to khổng lồ" trong bể rộng lớn, một anh nông dân Bạc Liêu thu lãi gần 2 tỷ đồng/năm.
-
Mua sắm17 giờ trướcSáng nay (25/11), giá vàng miếng SJC duy trì mốc 87 triệu đồng/lượng còn giá vàng nhẫn trên 86 triệu đồng/lượng. Sau 1 tuần giá vàng tăng liên tiếp, nhà đầu tư lãi 1,5 triệu đồng/lượng vàng miếng còn vàng nhẫn lãi 2,7 triệu đồng/lượng.
-
Mua sắm17 giờ trướcGần đây, đất đấu giá ở ngoại thành Hà Nội có dấu hiệu hạ nhiệt rõ rệt khi giá trúng thấp hơn và số lượng người tham gia ít hơn hẳn những phiên đấu hồi tháng 8.
-
Mua sắm19 giờ trướcBất ổn địa chính trị và chính sách tài chính đang tác động tích cực lên giá vàng. Dự báo giá vàng sẽ tiến sát mức kỷ lục trong 10 ngày tới. Vàng trong nước tiếp đà đi lên theo giá thế giới.
-
Mua sắm1 ngày trướcDo giá vé máy bay Tết cao ngất ngưởng, nhiều gia đình lựa chọn phương án thuê xe tự lái để về quê, chủ động đi lại và tiết giảm chi phí.
-
Mua sắm1 ngày trướcGần đây, một quán bánh bao thịt nướng trên đường Nguyễn Văn Nghi (Gò Vấp, TP HCM) được cộng đồng mạng chú ý với trò độc lạ “bánh bao túi mù”
-
Mua sắm1 ngày trướcHàng nghìn con rắn ri voi và ri cá quấn nhau trong các bể xi măng ở trang trại của thanh niên miền Tây, giúp anh này thu về gần nửa tỷ đồng/năm.
-
Mua sắm1 ngày trướcDoanh thu thương mại điện tử Việt Nam có thể chạm mốc 49.9 tỉ USD vào năm 2028, nếu thương mại điện tử Việt Nam đạt được hết những cơ hội tăng trưởng đang xuất hiện.
-
Mua sắm1 ngày trướcSáng nay (24/11), giá vàng nhẫn tiếp tục tăng từ 400.000 - 800.000 đồng/lượng, lên mốc 86 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn chỉ cách giá vàng SJC khoảng 400.000 đồng/lượng.
-
Mua sắm1 ngày trướcCòn hơn hai tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán 2025 nhưng các loại pháo hoa đã được rao bán đầy "chợ mạng".
-
Mua sắm1 ngày trướcTuyến đường ở TPHCM lọt top giá thuê mặt bằng đắt đỏ thế giới; nguồn cung căn hộ dồi dào dịp cuối năm; nhu cầu nhà vừa túi tiền dịch chuyển khỏi TP; một doanh nghiệp bất động sản bị cưỡng chế thuế gần 100 tỷ đồng... là các tin tức nổi bật tuần qua.